Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Rỉ tai cách chọn mua lợn rừng chuẩn làm đặc sản ăn Tết

Rỉ tai cách chọn mua lợn rừng chuẩn làm đặc sản ăn Tết
Tác giả: Trần Quang
Ngày đăng: 04/01/2016

Lợn rừng là loại đặc sản ăn Tết khá phổ biến hiện nay, nhưng nếu không biết cách chọn mua lợn rừng chuẩn thì người tiêu dùng không những dễ mua phải lợn mán, đen mà còn bị “chém” đắt gấp nhiều lần giá thị trường.

Theo anh Hoàng Thắng -  Chủ một trang trại chăn nuôi lợn rừng quy mô lớn ở Việt Nam với số lượng nuôi lên đến trên 10.000 con giống và thương phẩm, đặc điểm dễ nhận biết của lợn rừng là có da và lớp lông lợn rừng rất dày từ 15 đến 20cm, có mõm dài cứng để đào đất (khác với lợn nhà vì chúng phải tự tìm thức ăn).

Ngoài ra, lợn rừng có bụng thon, chân cao, nếu lợn nuôi lâu còn có cặp nanh hàm dưới rất dài, chìa ra khỏi mồm, cong lên phía mắt - đây là thứ vũ khí lợi hại của lợn rừng để chống lại kẻ thù và cũng là điểm khác biệt lớn so với lợn nhà.

Chia sẻ về cách chọn mua lợn rừng làm thịt sẵn cho các bà nội trợ, anh Thắng tư vấn: Cần chọn thịt lợn rừng ít mỡ, thịt nạc có màu đỏ sậm, bì dày khô, lông rậm, mỗi chân lông luôn có ba chân lông mọc chụm một lỗ, các lỗ chân lông khá sát nhau, lợn mõm nhọn, nanh dài, hốc mắt to, chân thon so với khửu gối, đầu móng guốc nhọn và thon.

Cũng theo anh Thắng, thịt lợn rừng khi luộc lên thịt sẽ không bị teo đi, không ra nhiều nước, có mùi vị đặc trưng, thịt không bị mủn mà có độ dai và mềm vừa phải.

Còn theo bà Nguyễn Thị Chính - chủ trang trại chăn nuôi lợn rừng lớn ở huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), cách chọn mua lợn rừng chuẩn trước hết là nên tìm đến các trang trại lớn có tiếng.

Khi mua, cần chọn lợn bạc má, chân nhọn, 2 móng không đi bàn như lợn thường.

“Đặc biệt, người mua chọn mua lợn rừng trên da có 3 chân trên một lỗ, khắp cơ thể mới là chuẩn nhất” – bà Chính chia sẻ.

Theo bà Chính, lợn rừng thương phẩm nuôi hoang dã càng lâu càng ngon.

Với khoảng cân nặng từ 30kg trở lên nuôi từ 1 đến 2 năm thịt đã rất tuyệt vời để làm đặc sản ăn Tết.

Giá bán lợn rừng tùy từng thời điểm, khoảng từ 140.000 đồng đến trên dưới 200.000 đồng/kg.


Có thể bạn quan tâm

Tác giả chất làm chín trái cây Ethephon lên tiếng Tác giả chất làm chín trái cây Ethephon lên tiếng

“Ethephon không độc” – đó là khẳng định của TSKH Trần Hạnh Phúc – Viện sinh học Nhiệt đới, tác giả Dự án cấp Nhà nước: “Sản xuất thử nghiệm ethephon – Dự án cấp Viện KH&CN Việt Nam”.

31/12/2015
Nông dân dính đòn phân bón giả nhiều chiêu trốn tránh trách nhiệm Nông dân dính đòn phân bón giả nhiều chiêu trốn tránh trách nhiệm

Nếu siết chặt thực hiện các quy định tại Nghị định số 202/2013 về quản lý, sản xuất phân bón; nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón quy mô nhỏ, lẻ tại TP.HCM sẽ bị “khai tử” vào đầu năm 2016. Đây là mong ước của hàng triệu nông dân, nhưng ai sẽ làm cho họ có niềm tin vào điều này?

04/01/2016
Ì ạch chuyển lúa sang màu: Dân ngóng chờ tiền hỗ trợ Ì ạch chuyển lúa sang màu: Dân ngóng chờ tiền hỗ trợ

Đến nay, đã hơn một năm rưỡi từ khi Quyết định 580 (QĐ 580) của Chính phủ có hiệu lực, nhưng nhiều hộ dân chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu ở ĐBSCL vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ, thậm chí có nơi người dân còn... chưa biết chính sách này.

04/01/2016