Tác giả chất làm chín trái cây Ethephon lên tiếng
"Ethephon không độc"
Bà Phúc kể, cách đây 20 năm, Bộ Khoa học Công nghệ quyết định thực hiện một dự án chuyển giao công nghệ sử dụng Ethephon từ Nga về Việt Nam với số tiền là 2,7 tỷ đồng.
“Năm 1995 đó là số tiền cực lớn để chuyển giao công nghệ” – bà Phúc cho biết, “năm 2006 thì việc này đã được nghiệm thu cấp Nhà nước”.
Sản phẩm Ethephon đã mang lại rất nhiều giá trị lớn cho ngành nông nghiệp Việt Nam, bà Phúc nói: “Tất cả những sản phẩm trái vụ, dài vụ hiện nay đều do chất làm chín trái cây Ethephon mang lại.
Hay ngành cao su tăng từ 30 – 40% sản lượng mủ và rút ngắn thời gian khai thác xuống từ 40 năm xuống còn 25 năm để giải phóng một lượng gỗ lớn cũng đều từ Ethephon”
Cũng theo TS Phúc, trong chế biến, Ethephon được sử dụng ở tất cả các nước và người ta thấy đây là việc rất bình thường và nó có giá trị lớn cho nền công nghiệp hành hóa như hiện nay.
Ngày nay Việt Nam xuất khẩu được hàng container mít, chuối… tất cả đều nhờ ethephon.
“Tôi khẳng định Ethephon không độc.
Vì thế những người làm nông nghiệp có thể nhập những sản phẩm ethephon tinh khiết từ các nước về sử dụng” – TSKH Trần Hạnh Phúc nói.
Sai lầm của truyền thông
“Chuyện truyền thông phê phán chất làm chín trái cây Ethephon kéo dài gần 20 năm nay và chúng tôi không muốn nói đến nữa và cũng không muốn giải thích thêm”, bà Phúc nói tiếp.
Truyền thông Việt Nam viết lên những bài dùng những từ nặng nề như: “cực độc”, “sự nhẫn tâm, bất lương của nhà sản xuất”, “tắm hóa chất”…
Bà Phúc băn khoăn, dù dự án của bà đã được nghiệm thu từ Nhà nước nhưng người ta không hiểu.
Vì không hiểu nên họ nói đó là chất độc gây chết người, ung thư nên cấm…
Bà Phúc khẳng định: “Cái chính chúng ta phải khẳng định chất làm chín trái cây Ethephon là một tiến bộ khoa học kỹ thuật bắt buộc phải dùng, bởi không có nước nào là không dùng nó để đẩy mạnh nền công nghiệp hàng hóa của mình”.
“Báo chí có rất nhiều thành tích nhưng cũng đã từng làm hại biết bao nông dân, một câu nói bưởi ung thư đã làm những nông dân mất toi 200 tỷ đồng mà người viết không phải ra tòa.
Tôi rất đau lòng vì chính tôi là người đầu tiên mà 20 năm về trước Bộ trưởng Đặng Hữu đã cho mang Ethephon về sử dụng và nghiên cứu, nhưng đến ngày hôm nay người ta vẫn nói nó độc, gây ung thư” – TSKH Trần Hạnh Phúc nói.
Phát biểu cuối cùng, bà Phúc nhắn nhủ: “Báo chí nên rút kinh nghiệm trong khi đưa tin về việc này vì đã làm hại cho nền nông nghiệp rất nhiều”.
Theo Dự án cấp Nhà nước: “Sản xuất thử nghiệm Ethephon – Dự án cấp Viện KH&CN Việt Nam” thì Ethephon là chất tổng hợp có tên 2 – Cloethylen phosphoric axit dạng lỏng không màu hoặc hổ phách nhẹ.
Nó được ổn định dạng axit và được phá hủy ở pH lớn hơn 3,5.
Hàm lượng hoạt chất: 400mg/l, tỷ trọng 1,2g/ml, pH=3.
Nó dễ hòa tan trong nước, ít độc với người và gia súc. Khi gặp nước, ethephon chuyển thành Etylen – một hormon thực vật giữ vai trò chính trong quá trình chín của cây trồng và nông sản, nên khi phun vào cây, quả, Ethephon xâm nhập vào tế bào, bị nước có trong tế bào phân hủy thành Etylen.
Có thể bạn quan tâm
Theo Quyết định 580, ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí mua hạt giống cây trồng để thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đối tượng áp dụng là hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân. Cây trồng chuyển đổi được hỗ trợ: Ngô, đậu tương, vừng, lạc, dưa, rau các loại.
Chủ vườn khẳng định, không có vườn nào như của anh ở miền Bắc, kể cả bên Văn Giang (Hưng Yên).
Ít tốn công chăm sóc, ít dịch bệnh, thời gian nuôi rút ngắn nhưng vịt tăng trọng tốt, đẻ trứng to, bỏ vốn ít thu lời nhiều… Đó là những nhận định của người dân các phương thuộc tỉnh Vĩnh Long khi thực hiện mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học (ATSH).