Trang chủ / Cây công nghiệp / Cà phê

Rệp sáp hại quả cà phê và biện pháp phòng trừ

Rệp sáp hại quả cà phê và biện pháp phòng trừ
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Mai - Trần Danh Sửu (Viện VAAS)
Ngày đăng: 29/11/2017

Rệp sáp gây hại quả cà phê là một trong những côn trùng gây thiệt hại lớn đến năng suất cà phê.

Rệp sáp hại quả cà phê

- Triệu chứng gây hại: Rệp sáp gây hại trên các chùm quả bằng cách chích hút nhựa quả cà phê, làm quả non không phát triển được, cây thường còi cọc, kém phát triển. Khi rệp sáp gây hại nặng thường xuất hiện lớp nấm muội đen bao phủ trên các chùm quả, cành mang quả và lá, làm giảm khả năng quang hợp của lá; lá úa vàng; quả khô dần rồi rụng nhiều.

- Tác nhân gây hại: Rệp sáp gây hại quả có tên khoa học là Planococcus kraunhiae. Cơ thể rệp có màu hồng nhưng được bao bọc bên ngoài bằng một lớp sáp màu trắng nên được gọi là rệp sáp.

- Sự phát sinh, phát triển, gây hại của rệp:

Rệp sáp hại quả thường xuất hiện từ sau khi hoa cà phê nở cho đến hết vụ thu hoạch. Rệp sáp gây hại nặng trong các tháng mùa khô và đầu mùa mưa, sau đó giảm nhiều trong khoảng thời gian giữa mùa mưa. Rệp sáp cũng có mối quan hệ cộng sinh với các loài kiến tương tự rệp vảy xanh, vảy nâu.

Vòng đời rệp sáp từ 26 - 40 ngày, trong đó giai đoạn trứng kéo dài từ 5 - 7 ngày. Rệp đẻ trứng vào các kẽ lá, chùm nụ - hoa, chùm quả non. Một con rệp mẹ có thể đẻ đến 500 trứng theo từng lứa. Rệp non sau khi nở 2 - 3 ngày thì bò ra và nhanh chóng tìm nơi sống cố định.

- Biện pháp phòng trừ: Để phòng trừ rệp sáp hại quả có hiệu quả cao cần thường xuyên kiểm tra vườn cà phê, đặc biệt vào các tháng mùa khô để phát hiện sự xuất hiện của rệp sáp và có biện pháp xử lý kịp thời.

 + Biện pháp canh tác: Cắt tỉa cành thông thoáng, làm sạch cỏ dại; chăm sóc để cây cà phê phát triển tốt, hạn chế sự gây hại của rệp sáp.

Trứng rệp trong nách quả

+ Khi rệp mới xuất hiện với tỷ lệ cành bị hại còn thấp có thể cắt và đốt cành bị rệp.

+ Bảo vệ các loài thiên địch như bọ rùa đỏ, bọ rùa nhỏ, bọ mắt vàng, nhện bắt mồi và ăn thịt côn trùng.

+ Khi bị nặng, tiến hành phun một số thuốc hóa học có các hoạt chất như: Profenofos (thuốc Selecron 500 EC); Cypermethrin + Profenofos (thuốc Polytrin P 440 EC); Imidacloprid (thuốc Admire 200 OD); Spirotetramat (thuốc Movento 150 OD); Dinotefuran (thuốc Cheer 20 WP) theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất... Khi phun thuốc cần chú ý phun thật kỹ vào các chùm quả sao cho thuốc có thể tiếp xúc được trứng và rệp non.


Có thể bạn quan tâm

Rệp sáp hại rễ cà phê và biện pháp phòng trừ Rệp sáp hại rễ cà phê và biện pháp phòng trừ

Trong những loài rệp sáp hại cà phê tại Tây Nguyên, loài rệp sáp Planococcus lilacinus Cockerell là một trong những loài gây hại rễ cà phê quan trọng nhất

18/11/2017
Mọt đục quả hại cà phê và biện pháp phòng trừ Mọt đục quả hại cà phê và biện pháp phòng trừ

Trong những loài sâu hại cà phê thì mọt đục quả (Hypothenemus hampei) là loài gây hại khá nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng hạt cà phê.

18/11/2017
Các biện pháp khắc phục hậu quả sương muối gây hại trên cà phê Các biện pháp khắc phục hậu quả sương muối gây hại trên cà phê

Để khắc phục có hiệu quả tình trạng sương muối gây hại trên cà phê, chúng tôi xin giới thiệu bà con nông dân các biện pháp như sau:

29/11/2017
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.