Rệp sáp bột hồng hại sắn giảm

TS Nguyễn Trọng Tùng, GĐ Sở cho biết, đầu tháng 4/2015, phát hiện rệp sáp bột hồng gây hại 0,7 ha sắn 3 tháng tuổi tại huyện Đồng Xuân.
Đến tháng 7/2015, rệp sáp bột hồng phát sinh gây hại cao nhất lên đến trên 315 ha ở hầu hết các địa phương trong tỉnh.
Để khống chế nguồn lây lan trên diện rộng, tháng 6/2015, Sở NN-PTNT tổ chức lễ phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn.
Dịp này, Sở đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã có sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng gây hại nặng, phối hợp cùng Trạm BVTV khoanh vùng ổ dịch và tổ chức tiêu hủy theo quy trình.
Đồng thời vận động nhân dân không vận chuyển hom giống sắn từ khu vực đã bị nhiễm rệp sáp bột hồng đến các vùng khác làm giống trong vụ trồng mới.
Đến nay có 27/37 xã, thị trấn có rệp sáp bột hồng đã tổ chức lễ phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy.
Đến tháng 10 chỉ còn 61 ha nhiễm nhẹ, tỉ lệ hại từ 0,1 - 15%, cao nhất tại huyện Tuy An (16 ha), thấp nhất là huyện Đồng Xuân (5 ha).
Có thể bạn quan tâm

Dự án Khôi phục và quản lý rừng bền vững (còn gọi là Dự án KfW6) do Chính phủ Đức hỗ trợ vốn được triển khai tại Bình Định từ năm 2006. Đến nay dự án đã cho hiệu quả khả quan...

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, tính đến nay, diện tích thả nuôi cá tra của toàn thành phố là 978ha, tăng hơn 16,6% so với cùng kỳ; sản lượng ước đạt hơn 103.085 tấn, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2011.e

Gần như là nơi duy nhất ở Việt Nam hội tụ những yếu tố để phát triển cây nho, nhưng thương hiệu nho Ninh Thuận lại chưa có một vị thế xứng tầm.

Ngoài các biện pháp kỹ thuật đang được phổ biến như "một phải năm giảm" (phải dùng giống lúa xác nhận, giảm giống, giảm phân đạm, giảm thuốc BVTV, giảm nước tưới và giảm thất thoát sau thu hoạch), mô hình còn áp dụng tuyệt đối không dùng bất cứ hóa chất nào để xử lý hạt giống trước lúc gieo sạ.

Là người tiên phong đưa giống cây thanh long ruột đỏ về vùng đất miền núi Tràng Xá, anh Chu Văn Hợp, xóm Khuôn Ruộng, xã Tràng Xá (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên), hiện là chủ nhân của 300 gốc cây thanh long ruột đỏ đang đơm hoa kết trái, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đây là mô hình sản xuất mới, phù hợp với vùng đất miền núi khô cằn, đang được nhiều hộ dân học tập theo.