Rải thảm đỏ cho sâm Ngọc Linh lên ngôi
Nhưng đó cũng là tiền đề để giấc mơ sâm Việt thành hiện thực. Quảng Nam đang ngập tràn hy vọng, cây sâm Ngọc Linh ở huyện miền núi cao Nam Trà My sẽ trở thành cây xóa đói giảm nghèo cho người dân và là nơi bảo tồn giống cây dược liệu quý hiếm này.
Sâm quý có giá 70 triệu đồng/kg
Theo các nhà khoa học, sâm Ngọc Linh tại núi Ngọc Linh, huyện Nam Trà My được xếp vào 1 trong 4 loại sâm quý nhất thế giới (cùng với sâm Mỹ, sâm Hàn Quốc, sâm Triều Tiên). Vì thế, sâm Ngọc Linh hiện có giá rất cao, khoảng 20-70 triệu đồng/kg (tùy độ tuổi). Hiện có một số đơn vị thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh như Trại sâm giống Tắk Ngo (thôn 2, xã Trà Linh) do huyện Nam Trà My quản lý với hơn 20.000 cây sâm giống 2 năm tuổi; Trại dược liệu Trà Linh do UBND tỉnh Quảng Nam quản lý với tổng diện tích hơn 7ha và 167.658 cây ở nhiều độ tuổi khác nhau…
Để bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh quý hiếm, đề án đã nêu rõ: “UBND tỉnh sẽ xây dựng vườn bảo tồn nguồn gen kết hợp sản xuất giống của Trạm dược liệu Trà Linh để cung ứng nguồn giống cho phát triển gây nuôi bền vững. Mục tiêu từ năm 2014 - 2020, Trạm dược liệu Trà Linh sẽ ươm trồng 9 triệu cây sâm Ngọc Linh giống…”. Ngoài ra, UBND huyện Nam Trà My cũng đang tiến hành thành lập vườn sâm Ngọc Linh giống diện tích 100ha tại xã Trà Linh.
Hỗ trợ thuê đất giá rẻ để trồng sâm
Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh gồm 2 giai đoạn: Từ năm 2016-2020 sẽ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng sâm; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung; bảo tồn giống và phát triển vùng nguyên liệu sâm... Từ năm 2020-2030 tổ chức di thực phát triển trồng sâm ra 7 xã của huyện với diện tích 30.000ha; phát triển ngành công nghiệp chế biến sâm; phát triển du lịch gắn với vùng sâm. Tổng mức đầu tư của đề án là trên 9.000 tỷ đồng.
Ông Hồ Quang Bửu - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết, huyện đã xây dựng cơ chế cho thuê đất giá rẻ cho cả người dân và doanh nghiệp (DN) để phát triển trồng sâm. Mỗi DN sẽ được thuê tối đa 300ha dưới tán rừng để đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh trong 25 năm, tức đủ 3 chu kỳ trồng sâm với giá khá “bèo”, 200.000 đồng/ha/năm. Công an địa phương sẽ giúp bảo vệ tài sản cây sâm của DN và người dân.
Được biết, đã có khoảng 30 DN đang được lựa chọn để ưu đãi cho thuê đất. Ngoài ra, người dân cũng được đo đạc, phân lô diện tích dưới tán rừng để thuê đất. Ông Bửu cho biết: “Chúng tôi đang làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội để hỗ trợ vốn vay trồng sâm đến với người dân dễ dàng hơn. Trước mắt, địa phương sẽ xúc tiến xây dựng chợ đầu mối sâm Ngọc Linh và khảo sát xây dựng nhà máy chế biến sâm trên địa bàn”. Ông Đào Duy Linh – đại diện DN chuyên về nấm và sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam bày tỏ: “Chúng tôi rất phấn khởi khi tỉnh có cơ chế hỗ trợ thuê đất trồng sâm Ngọc Linh. Việc này sẽ mở ra cơ hội giúp nhân dân, DN cùng bắt tay phát triển kinh tế, cùng có lợi…”.
Ông Bửu lưu ý: “Chúng tôi yêu cầu DN và người dân phải cam kết bảo vệ rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh. Cơ chế cho thuê đất rẻ nhằm tạo điều kiện để phát triển vùng nguyên liệu sâm quốc gia. Đó cũng là mấu chốt để giữ được rừng và người dân có thu nhập cao nhờ rừng…”.
Có thể bạn quan tâm
Sau khi Bộ NNPTNT phối hợp với Báo NTNN công bố Chương trình “Địa chỉ Xanh- Nông sản Sạch”, rất nhiều cơ sở, doanh nghiệp gọi điện liên hệ với Ban tổ chức về việc làm thế nào để được công nhận là “Địa chỉ Xanh- Nông sản Sạch”.
“Gần 20 năm nay chúng tôi đã dùng các sản phẩm của phân bón Lâm Thao trên nương, vườn của mình. Chất lượng của phân bón Lâm Thao rất tốt và giá cả cùng hợp lý. Hệ thống phân phối sản phẩm lại trải rộng ở nhiều nơi nên thuận lợi cho nông dân. Chính gia đình tôi cũng thoát nghèo và trở nên giàu có nhờ chuyển đổi cây trồng và bón phân Lâm Thao đấy”.
Đó là một trong những kết luận được rút ra trong các chuyến khảo sát ở một số địa phương do T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) tổ chức nhằm thực hiện Nghị quyết số 06 –NQ/HND ngày 25.7.2006 của Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN “Về đẩy mạnh công tác khoa học và công nghệ của Hội NDVN góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”.