Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Ra vườn hái 4 loại cây cỏ phòng trị bệnh cho cá nước ngọt

Ra vườn hái 4 loại cây cỏ phòng trị bệnh cho cá nước ngọt
Tác giả: Thiên An
Ngày đăng: 10/07/2021

Thông tin cách phòng và trị một số bệnh thường gặp trên cá nước ngọt bằng thảo dược.

Thảo dược thông thường nhưng mang lại hiệu quả trong phòng trị bệnh.

Hiện nay tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh trong việc điều trị bệnh trên động vật thuỷ sản ngày càng trở nên phức tạp đã dẫn đến sự xuất hiện của xu hướng sử dụng thảo dược trong việc điều trị bệnh cho thuỷ sản ngày càng cao nhằm mục đích giải quyết tình trạng kháng thuốc, vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khoẻ cho con người mà các hệ thống nuôi trồng thuỷ sản đã và đang phải đối mặt.

Việc áp dụng thảo dược để điều trị và phòng bệnh trên động vật thuỷ sản vô cùng hữu hiệu, vừa tiết kiệm được chi phí, nguyên liệu có sẵn ngoài tự nhiên dễ tìm, không gây ô nhiễm, an toàn cho vật nuôi và sức khoẻ cho con người.

Dưới đây là một số bệnh thường gặp trên cá nước ngọt và giải pháp phòng trị bệnh bằng thảo dược.

1/ Bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas Hydrophila

Vi khuẩn Aeromonas Hydrophila phân bố rộng rãi trong môi trường nước, thường gây bệnh trên các loài cá nuôi nước ngọt và cá trong tự nhiên. Vi khuẩn luôn hiện diện trong nước có nhiều chất hữu cơ và ao nuôi có lượng thức ăn dư thừa. Vi khuẩn thích nghi tốt trong điều kiện môi trường có nhiệt độ từ 25 – 35oC. Bệnh thường xuất hiện vào các mùa nóng của năm, mật độ vi khuẩn cao nhất vào khoảng những tháng cuối xuân và đầu hạ. Đối với cá càng nhỏ thì tỷ lệ chết và tỷ lệ nhiễm bệnh càng cao, có thể lên đến 80% số cá trong ao nuôi hoặc bể ương.

Cá bị nhiễm bệnh thường da sẽ sậm lại, khi bệnh nặng cá chết cấp tính rất nhanh 2 – 3 ngày, xuất hiện xuất huyết quanh hậu môn, đuôi và gốc vây bị hoại tử, vảy dễ rơi rụng. Tỷ lệ chết của cá càng cao khi cá bị sốc và thiếu dinh dưỡng nặng.

Phòng bệnh

Để phòng bệnh do vi khuẩn Aeromonas Hydrophila hiệu quả thì người nuôi cần phải lựa chọn con giống tốt, tìm mua tại những cơ sở sản xuất giống có uy tín chất lượng để tránh hiện tượng cận huyết, giống cá khoẻ mạnh, đồng kích cỡ, không bị xay sát dị tật, màu sắc tươi sáng và không bị nhiễm bệnh.

Giải pháp từ thảo dược

Sử dụng sài đất để phòng và điều trị bệnh nhiễm khuẩn do Aeromonas Hydrophila.

Sài đất là một loại cỏ dại dể đang tìm thấy xung quanh nhà hoặc sau vườn, mọc lan bò, sống dai. Thân có màu xanh, có lông trắng cứng nhỏ, lá gần như không cuống, mọc đối hình bầu dục thon dài, hai đầu nhọn, cụm hoa hình đầu, cuống cụm hoa dài vượt các nhành lá. Hoa màu vàng tươi. Sài đất đều có tác dụng với cả 6 loài vi khuẩn: Vibrio parahaemolyticus, V. harveyi, V. alginolyticus, Aeromonas hydrophila, Edwardsiella tarda và Hafnia alvei gây bệnh ở nước ngọt và lợ mặn.

Sài đất.

Cách dùng: 

  • Dùng tươi: Lấy 3,5 – 5 kg tươi giã lấy nước trộn với thức ăn cho 100kg cá/ngày, trong 7 ngày liên tục.
  • Dùng khô: Dùng cây phơi khô nghiền thành bột trộn vào thức ăn cho cá với liều dùng 0,1 - 0,2 g/kg thức ăn.

2/ Bệnh tiêu hoá, đường ruột

Do vi khuẩn Aeromonas punctata phân bố nhiều trong môi trường nước và trong lớp đáy có nhiều  mùn bã hữu cơ hoặc môi trường ao bị ô nhiễm. Vi khuẩn thích hợp phát triển ở nhiệt độ từ 250C.  Bệnh thường xuất hiện vào mùa có nhiệt độ cao.

Cá bệnh thường có triệu chứng bỏ ăn, cá vận động chậm chạm, bới tách đàn và chết nhanh. Bụng cá tích dịch hoặc không tích dịch, trương to, vùng quanh hậu môn xuất huyết, đỏ lồi, có ban đỏ, ruột viêm, thành ruột có màu đỏ, có dịch vàng từ hậu môn.

Phòng bệnh

- Cải tạo ao tốt trước khi thả nuôi, hút sạch bùn đáy ao trước khi thả cá giống. 

- Thức ăn cho cá phải đảm bảo chất lượng, không bị nấm mốc, ôi thối

- Khử trùng phòng bệnh cho cá trước khi thả nuôi bằng nước muối nồng độ 2-3% trong 10-15 phút để loại bỏ mầm bệnh. Định kỳ dùng 10g tỏi trộn với 10kg thức ăn cho cá ăn trong 3 ngày.

Cỏ mực.

Giải pháp từ thảo dược

Người nuôi dùng cây cỏ mực để phòng và điều trị về xuất huyết và viêm ruột cá ở cá nuôi. Loài cây này thường mọc ở ven bờ ruộng hoặc xung quanh các nghĩa trang, có hoa màu trắng, lá nhọn.

Cách dùng:

  • Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, nghiền nát thành bột trộn với thức ăn đối với cây đã được phơi khô, đâm nhuyễn lấy phần nước trộn với thức ăn đối với sử dụng tươi. Cho ăn cá ăn liên tục trong 7 – 10 ngày.
  • Ngoài ra, có thể dùng thêm tỏi cho cá ăn định kì với 10g trộn với 10kg thức ăn, sử dụng liên tục trong 3 ngày để phòng ngừa bệnh về đường ruột và tiêu hoá hiệu quả.

3/ Bệnh do ký sinh trùng 

Bệnh kí sinh trùng thường gặp trên cá như trùng mỏ neo, trùng bánh xe, giun sán lá kí sinh, sán lá 16 móc hay sán lá 18 móc… đều gây chết cá với tỷ lệ cao đặc biệt với giai đoạn cá giống.

Giải pháp từ thảo dược

Dùng lá xoan để diệt kí sinh trùng ở cá mang lại hiệu quả cao.

Cây xoan.

Cách dùng:

  • Dùng tươi: Lấy 150 – 200 kg lá xoan hoặc cành trên 1000m2, bó thành từng bó, sau đó bỏ ở bốn góc ao hoặc ở đầu nguồn nước ao mà cá đang bị kí sinh trùng đến khi thấy lá bị hoai mục thì vớt ra khỏi ao.
  • Dùng khô: cành lá cây tươi được phơi khô, nghiền nát thành bột, dùng 0.3 – 0.5kg/m2 trước khi thả cá ương 3 ngày.
  • Có thể dùng định kì cho ao nuôi với 100kg lá hoặc cành/ 1000m2.

4/ Đối với ký sinh trùng là rận cá

Bệnh do các loài thuộc giống Argulus gây ra, rận cá ký sinh trên khắp cơ thể thường bám vào mang, miệng, thân, vây dùng giác hút bám chặt và hút máu cá làm cho cá có cảm giác ngứa ngáy, vận động không bình thường đồng thời phá hủy da, làm viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập và gây bệnh cho cá nuôi. Đồng thời làm cá chậm lớn hoặc gây chết cá nhiều.  

Giải pháp từ thảo dược

Dùng chanh tươi và muối để tạo nên hỗn hợp đánh xuống lồng bè cá nuôi.

Chanh và muối.

Cách dùng:

  • Sử dụng chanh tươi xay nhuyển kết hợp với muối biển với tỷ lệ 2/3. Đem dung dịch pha loãng với nước với tỷ lệ vừa đủ cho lồng bè nuôi. Tạt hổn hợp xuống đều lồng bè.
  • Lưu ý: Đối với bè nuôi trên sông cần dùng bạt để dòng chảy trên đầu bè, sau đó đánh hổn hợp đã pha xuống trong 10 phút, sau đó thu bạt lại để nước có thể lưu thông vào lồng bè.
  • Đối với cá nuôi ở ao khi sử dụng phương pháp này cần chú ý đến liều lượng, vì khi sử dụng quá liều sẽ làm cá tụt nhớt dẫn đến chết cá.

Có thể bạn quan tâm

Ấn Độ đứng đầu các nước xuất khẩu tôm sú sang Mỹ trong tài khoá 2021 Ấn Độ đứng đầu các nước xuất khẩu tôm sú sang Mỹ trong tài khoá 2021

Theo số liệu từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), trong năm tài chính 21, Ấn Độ đứng đầu các nước xuất khẩu tôm sú sang Mỹ

09/07/2021
Gừng giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cá chép giống Gừng giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cá chép giống

Một nghiên cứu gần đây đã được thực hiện trên cá chép giống, nhằm đánh giá hiệu quả của bột gừng và chiết xuất của gừng dưới dạng nano (hạt nano gừng)

10/07/2021
8 cách cải thiện hiệu suất máy sục khí nuôi tôm 8 cách cải thiện hiệu suất máy sục khí nuôi tôm

Bài viết lược dịch 8 mẹo đơn giản của Gardner Denver, chuyên gia của ngành công nghiệp sục khí, để giúp người nuôi tôm/cá giảm chi phí vận hành

10/07/2021
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.