Gừng giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cá chép giống
Một nghiên cứu gần đây đã được thực hiện trên cá chép giống, nhằm đánh giá hiệu quả của bột gừng và chiết xuất của gừng dưới dạng nano (hạt nano gừng) trong việc cải thiện sự tăng trưởng, khả năng bắt mồi, và tăng cường hệ miễn dịch để chống lại vi khuẩn gây bệnh Aeromonas septicemia.
Thử nghiệm được tiến hành với 5 nghiệm thức. Nghiệm thức đầu tiên, cá không được cho ăn bột gừng lẫn hạt nano gừng. Nghiệm thức 2 và 3 cá sẽ được cho ăn bột gừng với tỉ lệ lần lượt là 0.5g và 1g/1kg thức ăn. Tương tự như vậy, hạt nano gừng được bổ sung vào nghiệm thứ 4 và 5 cũng với tỉ lệ 0.5g và 1g/1kg thức ăn. Thời gian thử nghiệm trong vòng 30 ngày.
Kết quả cho thấy, cả bột gừng và hạt nano gừng đều cải thiện đáng kể trọng lượng, khả năng bắt mồi, cũng như gia tăng hàm lượng globulin và lyzozyme trong cơ thể cá so với nhóm đối chứng. Cùng với nghiệm thức 4 và 5, nghiệm thứ 3 cũng cho thấy sự cải thiện về khả năng nhận biết môi trường xung quanh của cá, nhưng enzym acetylcholine trong naõ cá ở nghiệm thức này lại giảm so với đối nhóm đối chứng. Bên cạnh đó, không phát hiện cá chết và hệ số bảo hộ là 100% đối với nhóm cho ăn 0.5 và 1g hạt nano gừng, còn đối với nhóm cho ăn 0.5g bột gừng, thì tỉ lệ này là 20% và hệ số bảo hộ là 71.4%. Qua đó cho thấy, hạt nano gừng có khả năng kích thích miễn dịch tốt hơn so với bột gừng.
Hi vọng trong tương lai, sẽ có nhiều nghiên cứu về công dụng của hạt nano gừng để nó sớm được ứng dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm
Tôm càng xanh là một trong những đối tượng thủy sản nuôi chủ lực sau cá tra, tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở ĐBSCL.
Nhờ sự phục hồi nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường lớn của thủy sản Việt Nam như Mỹ, EU và các thị trường tiềm năng khác
Theo số liệu từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), trong năm tài chính 21, Ấn Độ đứng đầu các nước xuất khẩu tôm sú sang Mỹ