Quýt ngọt, sai nhờ bón phân DAP Lào Cai
Quýt to khỏe, chất lượng cao
Vượt qua chân dãy núi Cô Tiên huyền thoại từng đi vào nhiều tiểu thuyết văn học và lịch sử của vùng đất Sả Hồ, chúng tôi dừng chân bên trang trại quýt ngọt có diện tích lớn nhất vùng này. Trên vườn ươm giống, hàng chục nông dân đang mải miết ghép mắt cho những gốc quýt mới.
Chỉ tay vào những những thân mầm to mập, xanh thẫm khỏe khoắn đang được chiết ra để nhân giống, anh Làn Mậu Thành - chủ trang trại, cho biết: “Anh thấy mầm mập không? Tất cả là nhờ vào phân bón DAP Lào Cai đấy. Trước đây chưa có loại phân bón này thì mỗi năm tôi vẫn ghép hàng chục vạn cây giống nhưng cây không được khỏe, đẹp như thế. Vừa qua, có người mách phân bón DAP Lào Cai có giá rẻ những chất lượng tốt, tôi mua về dùng thử và thấy hiệu quả ngay. Với cây giống tốt thế này thì khách hàng không có lý do gì để từ chối”.
Vừa nói, anh vừa kéo tay tôi đưa vào thăm khu vườn quýt đang giai đoạn kinh doanh. Những nhành quýt to, khỏe đan nhau tạo nên một không gian xanh thẫm trải rộng tới 5-6ha dưới chân núi ngay bên Trường mầm non Sả Hồ. Trên mỗi nhành quýt tuy chỉ nhỉnh hơn đầu to của đũa ăn cơm nhưng có tới hàng chục trái non, trông thật đã mắt. “Năm nay, quýt đậu quả nhiều và lớn nhanh hơn những năm trước. Cành quýt cũng to khỏe, cứng hơn nên có sức nuôi quả và chịu lực tốt hơn. Tôi ước tính năm nay sản lượng quýt sẽ tăng hơn năm trước khoảng 20%, tức là tôi sẽ thu thêm khoảng 100-200 triệu. Được như vậy cũng là tôi mạnh dạn đầu tư thử nghiệm phân bón DAP Lào Cai đấy. Tuy có hơi đắt nhưng như ông, bà ta vẫn nói “đắt xắt ra miếng”, nhà báo ạ” - anh Thành nói.
Mỗi ngày thu 10 triệu đồng
"Tổng diện tích trang trại của tôi có 13ha nhưng hiện mới có 6ha quýt cho thu hoạch. Diện tích còn lại là vườn ươm giống và cây ăn quả mới trồng. Cái vườn quýt này vào vụ là cho tôi thu mỗi ngày ngót 10 triệu đồng đấy”.
Anh Làn Mậu Thành
Là một trong những người say mê với nghề trồng trọt và tự tích lũy kinh nghiệm nhờ học hỏi và làm nên trang trại quýt ngọt như hôm nay, anh Làn Mậu Thành có một vốn kiến thức phong phú về nhiều loại cây trồng, anh kể: “Tôi mê nghề trồng cây từ nhỏ nên rất thích theo bố, mẹ lên nương, đi rừng. Mỗi khi ra chợ, nơi cuốn hút tôi nhất là những hàng hoa quả, nông sản. Khi lớn lên, trong một lần ra chợ ngoài thành phố Lào Cai, thấy người ta bán quýt ngọt nhập từ Trung Quốc về và có rất nhiều người mua, tôi chợt nhớ tới những vườn quýt mà ngày xưa ông nội tôi đã trồng trên dãy núi Cô Tiên. Ngày ấy quýt nhà tôi sai quả lắm. Nhưng sau này chuyển nương, chuyển nhà, thế là bỏ đi, chẳng ai quan tâm nữa...”.
Từ dòng ký ức ấy, anh Thành cho rằng đất ở Sả Hồ sẽ hợp với cây quýt, thế là anh mua thử mấy chục gốc về trồng. Sau đó, anh lại mày mò học cách ghép mắt từ giống quýt này với một loài quýt bản địa để cho năng suất cao hơn và chất lượng quả tốt hơn. Thành công ấy đã mang lại cho anh vườn quýt đẹp nhất vùng và cũng mang lại cho người dân Mường Khương và những huyện lân cận một giống quýt mới hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn giống quýt ngọt Trung Quốc.
“Tổng diện tích trang trại của tôi có 13ha nhưng hiện mới có 6ha quýt cho thu hoạch. Diện tích còn lại là vườn ươm giống và cây ăn quả mới trồng. Cái vườn quýt này vào vụ là cho tôi thu mỗi ngày ngót 10 triệu đồng đấy. Bây giờ người trong vùng gọi giống quýt của tôi là quýt anh Thành”- anh Làn Mậu Thành hào hứng cho hay.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua, diện tích trồng ca cao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm mạnh, từ hơn 3.000ha năm 2013 đến nay chỉ còn khoảng 300 - 400ha. Nguyên nhân vì sao?
Nhờ đồng vốn vay được từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) TP.Hà Nội, các hộ ND xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn đã có điểm tựa để phát triển mô hình nuôi bò sinh sản cho thu nhập ổn định.
Hiện nay, nông dân trồng bắp xã Bình Phục Nhứt, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang rất lo lắng, nhiều diện tích trồng bắp bị bệnh sọc lá, gây thiệt hại cho người dân. Toàn xã có khoảng 70 ha trồng bắp, tập trung nhiều tại ấp Bình Khương I có khoảng 50 ha, nhưng hiện tại đã có hơn 30 ha bị mất trắng vì bệnh này.