Trang chủ / Cây ăn trái / Măng cụt

Quy trình trồng và chăm sóc măng cụt cho năng suất cao

Quy trình trồng và chăm sóc măng cụt cho năng suất cao
Tác giả: Lương Ngọc (Tổng hợp)
Ngày đăng: 28/06/2018

Măng cụt là trái cây khá phổ biến ở Việt Nam. Loại quả này có tác dụng ngừa ung thư, chống viêm, giúp da khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, giúp giảm cân…

Quả măng cụt chín. Ảnh minh họa.

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây măng cụt. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước. Dụng cụ trồng có kích thước trên 2m.

Đất trồng

Cây măng cụt có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy, thoát nước tốt và gần nguồn nước tưới.

Măng cụt là loại cây đòi hỏi khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao, ẩm độ cao, lượng mưa dồi dào.

Hố được đào với kích thước 0,6 x 0,6 x 0,6, bón lót mỗi gốc 5 - 10kg phân chuồng hoai mục, vôi rồi phơi ải từ 15 - 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Cây măng cụt. Ảnh minh họa.

2. Chọn giống và trồng măng cụt

Măng cụt có thể được nhân giống bằng cách ghép đọt hoặc gieo hạt. Phương pháp ghép không đạt hiệu quả cao do cây con có tỉ lệ hao hụt rất lớn; cây ghép cho trái nhỏ và ít hơn so với cây trồng bằng hạt.

Chọn hạt to, nặng trên 1g từ những trái mặng cụt chín. Rửa sạch hát và gieo vào bầu đất hoặc liếp ươm. Vật liệu của bầu hoặc liếp ươm là tro trấu, bột sơ dừa hoặc cát mịn trộn phân hữu cơ. Thường xuyên tưới nước giữ ẩm, 20 - 30 ngày sau hạt sẽ nẩy mầm.

Khi cây lớn thì chuyển sang bầu lớn. Chú ý không làm tổn thương rễ vì rễ măng cụt không có lông hút và rất yếu. Cây phát triển rất chậm, trung bình 2 tháng măng cụt mới cho 1 cặp lá.

Cây măng cụt có tán cây lớn, tán là sum xuê, do đó nên trồng thưa cây cách nhau 7 - 10m. Mô cần được chuẩn bị 1 - 2 tháng trước khi trồng. Mô hình tròn có đường kính 0,6 - 0,8m, cao 0,3 - 0,5m tùy theo địa hình cao hay thấp. Đất mô nên trộn với 10 - 20 kg phân chuồng hoai và 200g phân NPK 15-15-15.

Khi cây con được 2 năm tuổi thì đem đi trồng, lúc này cây có 12 - 13 cặp lá và 1 cành cấp 1, khoét lỗ trên mô vừa với bầu đất, nhẹ nhàng đặt cây vào, lấp đất ngang mặt bầu, cắm cọc giữa cây không bị đổ ngã. Khi đặt cây cần cẩn thận để không bị hư rễ.

Quả măng cụt non. Ảnh minh họa.

3. Chăm sóc

Măng cụt không chịu được ánh nắng trực tiếp, do đó cần che bóng cho cây trong 4 - 5 năm đầu. Thường xuyên làm cỏ cho cây măng cụt.

Măng cụt là cây có nhu cầu nước rất lớn, nhất là giai đoạn cây con và cây đang mang trái vì sau khi trổ (tháng 12 Dương lịch) là thời kỳ không mưa. Do đó, cần phải tưới nước cách ngày cho cây nhất là ở giai đoạn sau khi trổ hoa, trái.

Khi cành còn nhỏ cần tỉa bỏ các cành vượt, cành đan chéo nhau để tạo tán cho cây cân đối sau này. Khi cây đã cho trái, sau thu hoạch cần tỉa bỏ cành sâu bệnh, giập gãy, cành vượt.

Chú ý không tỉa quá nhiều làm cho gốc trơ trụi, ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào gốc sẽ gây hại cho cây. Để tạo tán cho cây lùn và tròn đều thì tiến hành cắt ngọn khi cây cao 8 - 10m.

Cần bón cho cây 10 - 20kg phân chuồng/năm/cây vào đầu hoặc cuối mùa mưa. Ngoài ra, cần bón thêm phân NPK có hàm lượng N cao để giúp cây tăng trưởng nhanh. Mỗi lượng phân bón có thể gia giảm tùy thuộc vào tán cây, vào tình trạng sinh trưởng của cây, cây càng lớn lượng phân bón ngày càng tăng, năm trúng mùa bón nhiều hơn năm thất mùa. Nếu cây phát triển chậm thì tăng cường thêm phân Urê.

Cây măng cụt giống. Ảnh minh họa.

4. Thu hoạch

Khoảng 4 tháng sau khi hoa thụ phấn thì có thể thu hoạch. Thu hoạch khi màu vỏ vừa chuyển qua màu đỏ, thu non lúc vỏ mới chuyển màu hồng thì cơm trong; thu già khi màu vỏ trái tím sẫm thì trái cứng.

Ở Việt Nam cây 7 - 8 tuổi mới chỉ có 10 - 20 quả bói.


Có thể bạn quan tâm

Vì sao măng cụt ra trái cách năm Vì sao măng cụt ra trái cách năm

Hiện tượng măng cụt ra trái cách năm ở ĐBSCL chủ yếu là do khâu bón phân chưa được quan tâm đúng mức và một số yếu tố ngoại cảnh khác.

01/09/2016
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng cụt Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng cụt

Cây măng cụt có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy, thoát nước tốt và gần nguồn nuớc tưới. Măng cụt là loại cây đòi hỏi khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao, ẩm độ cao, lượng mưa dồi dào.

01/09/2016
Cách cho măng cụt ra hoa sớm, không sượng trái Cách cho măng cụt ra hoa sớm, không sượng trái

Trái măng cụt đạt tiêu chuẩn ngon nhất thiết không bị sượng, trọng lượng trên 80 g/trái, không bị trầy xước, lem mủ và có màu sậm đẹp. Tuy nhiên, sượng trái là vấn đề nan giải với nhiều nhà vườn, nhất là vườn măng cụt còn trái trong mùa mưa.

01/09/2016