Cách cho măng cụt ra hoa sớm, không sượng trái

Muốn khắc phục sượng trái, cách tốt nhất là phải thu hoạch trái trước mùa mưa.
Qua nhiều khảo sát, Công ty đã hỗ trợ kỹ thuật cho nhiều nhà vườn trồng măng cụt ứng dụng quy trình xử lý ra hoa sớm thành công.
Do đặc tính của măng cụt là loài ra hoa trên đầu cành của đọt mới, nên việc cho măng cụt ra hoa sớm trước hết phải làm cho cây ra đọt non sớm và đồng loạt.
Để có trái măng cụt chất lượng đầu mùa, sau khi thu hoạch cần sớm bón 3 kg phân Đầu Trâu AT1 + 30kg phân ủ hoai (hoặc 7kg Humix) + 50g TRICHO-MX/cây tán 6-8m, tưới nước đều.
Tỉa bỏ cành vượt, cành cấp 1 vượt ra khỏi khung tán và cắt bỏ những cặp lá đầu cành trên toàn bộ tán.
Làm 2 việc trên trong 1 tuần.
Hai tuần sau, dùng MX-THIORÊ hoặc Food-MX1 phun sương ướt đều tán cây.
Sau khi phun 2-3 tuần, cây sẽ nhú đọt đồng loạt.
Khi đọt non nhú được 1 tuần, dùng Food-MX1 phun 2 lần, 10 ngày 1 lần giúp đọt lá phát triển mạnh, sung sức và chuẩn bị cho hoa.
Xử lý ra hoa Bón phân đón ra hoa, phun thuốc tạo mầm hoa: Khi đọt non được 5 tuần tuổi, bón 2kg phân Đầu Trâu AT2 + 2kg Humix/cây.
Muốn có hiệu quả tức thì, dùng 100g MX (hòa nước tưới 2)/cây.
Một tuần sau dùng Food-MX2 hoặc F.Bo phun sương ướt đều 2 mặt lá cây 2 lần, 7 ngày 1 lần.
Sau đó “bắt” cây cảm ứng ra hoa.
Làm vào đầu tháng 10ÂL để thu vào đầu tháng 4 ÂL năm sau.
Có 2 cách bắt cây ra hoa sớm và đồng loạt: Cách tạo khô hạn là khi đọt non 9 tuần, tạo khô hạn (tức cắt nước và rút nước mương hoặc phủ nylon trên mặt liếp).
Khoảng 2-4 tuần, khi thấy lá non có biểu hiện héo thì tưới thật đẫm 2 lần, cách nhau 5-7 ngày, tưới tiếp để mặt nước đủ ẩm.
Cách thứ hai là khấc gốc (khoanh vỏ), với những vườn khó tạo khô hạn thì khi đọt được 9-10 tuần tuổi, khoảng 15/10ÂL tiến hành khấc gốc xung quanh thân, chiều rộng của vết khấc từ 0,5-0,8cm.
Chỉ khấc phần vỏ, không được chạm vào phần gỗ trong thân, vết khấc cách mặt đất khoảng 1m.
Để thúc cây ra hoa đồng loạt, sau khi lá tươi lại (hoặc khấc gốc 2-3 ngày), dùng thuốc ra hoa C.A.T + Food-MX2 phun sương ướt đều 2 mặt lá cây 1 lần.
Khoảng 10-20 ngày sau khi tưới nước lại (hoặc sau khấc gốc) và phun thuốc cây sẽ nhú chồi hoa (vào khoảng giữa tháng 11 ÂL).
Từ khi hoa nhú đến khi hoa nở khoảng 30-45 ngày.
Muốn đậu trái tốt nên phun 2 lần thuốc đậu trái C.A.T hoặc HCR, 10 ngày 1 lần.
Nuôi trái Khi trái đậu 2 tuần, bón 2kg phân Đầu Trâu AT3 + 2kg Humix/cây, chia ra làm 2 lần.
Muốn cung cấp nhanh dinh dưỡng nuôi trái thì bón 400g MX (hòa nước tưới 4) cho 1 cây.
Đồng thời, dùng HCR phun 2 lần, 7 ngày 1 lần.
Sau đó dùng dưỡng trái + Food-MX4 phun 3-4 lần, 10 ngày 1 lần giúp trái to, chắc, ngon ngọt và hạn chế hiện tượng sượng trái và “trong trái”.
Với cách xử lý như trên, khoảng 104-108 ngày sau hoa nở, thu hoạch được măng cụt sớm vụ
Có thể bạn quan tâm

Do đặc tính của măng cụt là loài ra hoa trên đầu cành của đọt mới, nên việc cho măng cụt ra hoa sớm trước hết phải làm cho cây ra đọt non sớm và đồng loạt.

Hiện tượng măng cụt ra trái cách năm ở ĐBSCL chủ yếu là do khâu bón phân chưa được quan tâm đúng mức và một số yếu tố ngoại cảnh khác.

Cây măng cụt có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy, thoát nước tốt và gần nguồn nuớc tưới. Măng cụt là loại cây đòi hỏi khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao, ẩm độ cao, lượng mưa dồi dào.
Tin thuộc Măng cụt

Măng cụt là trái cây khá phổ biến ở Việt Nam. Loại quả này có tác dụng ngừa ung thư, chống viêm, giúp da khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tim mạch

Việc điều khiển cây măng cụt trổ trái sớm đã giúp một số nông dân ở huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có thu nhập cao hơn so với phương pháp cũ.

Với 1ha măng cụt trồng theo VietGap, mỗi năm, ông Nguyễn Văn Tỵ ở Bình Dương thu về trăm triệu.

Trái măng cụt có giá trị kinh tế cao và có thị trường xuất khẩu rất lớn. Ở Việt Nam, trái măng cụt có giá trị dinh dưỡng cao nên được nhiều người ưa thích

Trái măng cụt đạt tiêu chuẩn ngon nhất thiết không bị sượng, trọng lượng trên 80 g/trái, không bị trầy xước, lem mủ và có màu sậm đẹp. Tuy nhiên, sượng trái là vấn đề nan giải với nhiều nhà vườn, nhất là vườn măng cụt còn trái trong mùa mưa.

Sâu non mới nở ăn biểu bì lá, tấn công mặt dưới lá tạo thành những đường ngoằn ngoèo và có thể gây cháy từng mãng trên lá ảnhhưởng sức khoẻ của cây.

Là cây ăn quả nhiệt đới, được trồng nhiều ở Thái lan, Mã lai, Philipin, Indonesia và Việt Nam; măng cụt được nhiều người ưa chuộng và là nữ hoàng của cây ăn trái nhiệt đới bởi lẽ dáng trái đẹp và chứa nhiều chất bổ dưỡng.