Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Quy trình trồng và chăm sóc cây vừng đúng kỹ thuật

Quy trình trồng và chăm sóc cây vừng đúng kỹ thuật
Tác giả: Lương Ngọc (Tổng hợp)
Ngày đăng: 16/07/2018

Hạt mè (vừng) ngoài việc dùng làm gia vị chế biến món ăn thì nó còn có tác dụng chữa bệnh tóc bạc sớm, suy nhược sau cơn bệnh, ho khan, thiếu sữa sau khi sinh, ung nhọt, suy nhược cơ thể…

Vừng đen.

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng vừng. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Đất trồng

Cây vừng có thể phát triển trên nhiều nền đất khác nhau. Tuy nhiên, cây sẽ cho năng suất cao nhất khi được trồng trên nền đất giàu mùn, thoát nước tốt, cao ráo.

Bạn có thể bón lót bằng phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 - 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Cây vừng ra hoa.

2. Chọn giống và trồng cây

Hiện nay có 2 giống vừng trên thị trường gồm:

Vừng đen: Dễ trồng, mọc khỏe, sai quả, chín muộn hơn vừng trắng, thời gian sinh trưởng 3 - 3,5 tháng, thích hợp với đất và khí hậu đồi núi.

Vừng trắng: Loại quả tròn, sai quả, chín sớm, thời gian sinh trưởng 2,5 - 3 tháng, thích hợp với việc tăng vụ trồng xen.

Để đảm bảo cho vừng được gieo đều, hạt giống nên trộn với cát hoặc tro bếp theo tỷ lệ 1 hạt giống/2 cát hoặc tro. Tro có tác dụng kích thích hạt nảy mầm nhanh, kiến không tha được hạt.

Rắc hạt đã trộn tro hoặc cát đều vào rãnh sau khi đã bón lót phân. Khoảng cách hàng cách hàng 30cm.

Nên gieo vào lúc đất đủ ẩm, hạt dễ nảy mầm, lấp hạt với một lớp đất mỏng 1 - 2 cm.

Quả vừng non.

3. Chăm sóc

Sau khi cây vừng mọc cao khoảng 10 - 15cm thì tỉa cây với khoảng cách 5 - 7cm, đảm bảo mật độ 50 - 70 cây/m2.

Sau khi gieo 20 ngày thì bón thúc kết hợp với làm cỏ, xới xáo, vun gốc.

Sau khi mưa to cần tiêu nước kịp thời, trời nắng thì tuần tưới khoảng 2 lần.

Cây vừng con. Ảnh minh họa.

4. Thu hoạch

Khi lá vàng, quả đốm đen nhiều thì thu hoạch vào ngày nắng ráo. Dùng liềm hoặc dao sắc cắt sát gốc để đống ủ cho rụng hết lá rồi phơi khô 3 - 4 nắng. Trưa nắng lấy cây đập cho rụng hết hạt rồi sàng sảy quạt sạch, phơi thêm 1 - 2 nắng cho thật khô rồi cất.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đu đủ cảnh ra trái đẹp miễn chê chơi Tết Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đu đủ cảnh ra trái đẹp miễn chê chơi Tết

Cũng giống như cây sung, cây đu đủ cảnh chơi Tết thể hiện cuộc sống đầy đủ, sung túc cả năm nên được nhiều người chuộng. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đu đủ

14/07/2018
Kỹ thuật trồng cây hoa sứ và cách xử lý cho hoa nở đúng Tết Kỹ thuật trồng cây hoa sứ và cách xử lý cho hoa nở đúng Tết

Kỹ thuật trồng cây hoa sứ và cách điều khiển cho hoa nở đúng dịp Tết Nguyên Đán cần chú ý tới lượng mưa trong năm, khí hậu ôn hòa sau đó tiến hành cắt tỉa.

16/07/2018
Xén tóc đục thân, cành và bệnh thối trái đang thách thức nông dân trồng vú sữa Xén tóc đục thân, cành và bệnh thối trái đang thách thức nông dân trồng vú sữa

Vú sữa là một cây ăn trái nhiệt đới thích hợp với độ nhiệt và độ ẩm thường xuyên cao. Vú sữa không kén đất và được xếp vào nhóm cây ăn trái cho giá trị kinh tế

16/07/2018