Kỹ thuật trồng cây hoa sứ và cách xử lý cho hoa nở đúng Tết
Kỹ thuật trồng cây hoa sứ và cách điều khiển cho hoa nở đúng dịp Tết Nguyên Đán cần chú ý tới lượng mưa trong năm, khí hậu ôn hòa sau đó tiến hành cắt tỉa.
Hoa sứ có nhiều màu sắc khác nhau tạo nên vẻ đẹp kiêu sa nhưng không kém phần mạnh mẽ và tinh tế. Ảnh minh họa
Cây hoa sứ có tên khoa học là Adenium obesum thuộc họ Apocyanaceae, thuộc nhóm cây mọng nước được trồng và phát triển ở nhiều nơi trong nước ta. Hoa sứ ngày xưa chỉ có một màu một lớp 5 cánh, hiện có trên 100 màu giống khác nhau và có nhiều lớp cánh, thường gọi là sứ kép.
Hiện nay hoa sứ được rất nhiều gia đình trồng trong chậu đặt tại ban công, hiên nhà hay trong vườn đều tạo nên một mùi hương và màu sắc quyến rũ. Tuy nhiên vì cây hoa sứ là cây trồng lâu năm nên kỹ thuật trồng cây và chăm sóc hoa sứ cũng không phải đơn giản cần phải bỏ nhiều thời gian và tâm huyết mới tạo ra được một chậu hoa sứ đẹp.
Kỹ thuật trồng cây hoa sứ
Kỹ thuật trồng cây hoa sứ có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào khâu chọn và làm đất. Dù đất trồng có thể lựa chọn bất cứ loại đất nào nhưng với điều kiện là đất phải tơi xốp và thoát nước tốt để chống ngập úng cho cây.
Kỹ thuật trồng cây hoa sứ theo 2 cách là gieo hạt và giâm cành. Nhưng hiện nay đa số người chơi hoa sứ đều dùng phương pháp giâm cành. Đặc biệt khi trồng hoa sứ đa phần chọn trồng bằng chậu vì vừa đẹp vừa dễ chăm sóc nên ít người trồng thẳng xuống đất vườn.
Để thoát nước, chậu trồng sứ cần đục lỗ ở đáy cũng có thể độn một ít đá, gạch nhỏ tránh làm đất trồng bịt kín lỗ, hoặc rễ sứ chìa ra ngoài lỗ thoát nước, lâu ngày lớn lên làm bít hết lỗ thoát nước. Trồng hoa sứ nên đổ đất đầy đến khoảng 2/3 chậu sau đó đặt cây sứ vào, sửa ở giữa chậu, bộ rễ xoè ra cân đối. Tiếp tục thêm đất sao cho đất chỉ ngập một phần rễ và gần ngang bằng miệng chậu.
Cây sứ trồng lâu ngày, bộ rễ phình to, phải chuyển sang chậu mới to hơn, đồng thời nâng bộ rễ cho cao lên khỏi miệng chậu, dáng cây mới đẹp. Sang chậu mới phải đặt cây cho ngay ngắn, nâng bộ rễ lên đồng thời uốn sửa cây theo ý muốn của người chơi sứ, bỏ đất vào khoảng ngang bằng miệng chậu, tưới đủ ẩm.
Kỹ thuật chăm sóc cây hoa sứ
Kỹ thuật trồng cây hoa sứ theo giâm cành được nhiều người áp dụng.
Khi thấy chồi mọc, khởi đầu xịt phân Đầu Trâu 501 ( 2 đến 3 lần), song song đó cũng xịt kèm theo Sherpa để phòng ngừa sâu rầy. Rồi quan sát, đánh giá tình hình nếu thấy cây tự đâm nụ đúng theo chu kỳ.
Nhìn thấy lá còn tốt tươi, củ sứ căng cứng, nhiều sức sống thì bón phân bình thường, phân Dynamic, lẫn xịt thêm Đầu Trâu 501 qua lá, tiếp sức cho cây hấp thụ nhanh. Trong trường hợp thấy lá nhỏ, vàng buồn, củ mềm, thiếu sức sống thì nên nhổ lên, thay chất trồng mới, trồng lại. Phải thường xuyên theo dõi nắng, mưa, gió, sương, sâu, rầy,... có tác động, tác hại hay không để xử iý cho kịp thời. Không nên sử dụng phân quá liều lượng hướng dẫn, muốn thêm bớt phải trải qua kinh nghiệm không cây sẽ chết vì bón quá nhiều.
Diệt trừ sâu hại
Chậu hoa sứ rất dễ bị sâu hại tấn công, vì thế nên thường xuyên quan sát cây để phát hiện ra sâu bệnh, từ đó lựa chọn được loại thuốc trừ sâu thích hợp. Rầy bông và bọ sứ lâu ngày làm hư thối cả ngọn sứ. Loại rầy và bọ gậy hại trên ngọn cây làm hư ngọn cây, trên trái làm hư trái, nhỏ thì rụng, trái lớn thì làm cong queo hạt lép sau này gieo không mọc lên cây con. Khi thấy phải phun thuốc không cho đẻ trứng. Nếu phát hiện rầy, lấy cọ nhỏ quét sạch cả rầy và phấn trắng. Dùng thuốc Vicidi-M 50 ND, Visher 25 ND, Vidithoate 40 ND…
Kỹ thuật điều khiển hoa sứ ra hoa như ý muốn
Muốn cây sứ có nhiều hoa thì không để cành sứ quá dài, cành phải được cắt sau mỗi đợt hoa tàn, cắt nhiều lần, mỗi lần chỉ cắt cao thêm một đoạn ngắn, nhiều đoạn ngắn sinh thêm ra nhiều nhánh, nhiều nhánh sẽ có nhiều hoa.
Để kích cây ra hoa như ý muốn chỉ cần cắt tỉa cành đúng thời điểm.
Muốn sứ ra hoa vào dịp Tết cũng cần chú ý tói lượng mưa đều trong năm, khí hậu ôn hòa thì cắt cành sứ vào dịp rằm tháng 7 âm lịch. Nếu trong năm nắng nhiều, mưa ít, hạn hán kéo dài thì cắt cành sứ muộn hơn vào khoảng đầu tháng 8. Kết hợp phun định kỳ các loại phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao như Đầu Trâu 007, Đầu Trâu 009, Đầu Trâu 701, Đầu Trâu 901. Khi thấy lá sứ chuyển từ màu xanh sang màu vàng rồi rụng, ở đầu đọt ngưng phát triển lá non có những mụn lốm đốm là thời kỳ cây đang hình thành nụ.
Nếu thấy ra hoa muộn thì phải xịt phân Đầu Trâu 701 để kích thích ra hoa và nụ hoa mau lớn, xịt phân 901 để giúp hoa rực rỡ và lâu tàn. Hoa nở rồi thì ngưng bón tất cả,lấy chuẩn từ lúc có nụ đến nở là 30 ngày. Trong quá trình làm bông phải xịt rửa sương hay còn gọi là nấm sương để phòng ngừa nụ hoa bị thối rụng.
Nếu áp dụng đúng những quy trình kỹ thuật trồng cây và cách chăm sóc hoa sứ như trên chắc chắn bạn sẽ có được một chậu hoa sứ nở đẹp lung linh như ý muốn để đón Xuân về.
Có thể bạn quan tâm
Mỗi loại vaccine đều có những đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch phụ thuộc rất nhiều vào người sử dụng.
Tất cả các thức ăn gia cầm cần được bổ sung natri, vì nó là một yếu tố cần thiết cho nhiều chức năng sinh lý.
Ngành nông nghiệp Việt Nam và thủy sản nói riêng đang tích cực thực hiện tái cơ cấu ngành. Một trong những mục tiêu hướng đến là đưa công nghệ sâu rộng vào từng