Trang chủ / Rau củ quả / Dưa leo (Dưa chuột)

Quy trình trồng dưa leo

Quy trình trồng dưa leo
Tác giả: Công ty TNHH Hữu cơ
Ngày đăng: 28/08/2021

Muốn đạt năng suất cao, chất lượng quả tốt, phải biết sử dụng đồng thời phân hữu cơ và phân hóa học.

Ở nước ta, cây dưa leo được trồng từ lâu và đều có thể trồng được ở tất cả các địa bàn. Dưa leo có thể dùng để ăn tươi, nấu chín, muối nén, là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.

Đất trồng:

Đất phải bằng phẳng, không ngập úng. Gần nguồn nước sạch, độ pH thích hợp nhất là 6-6,5. Đây là một loại rau yêu cầu đất khắt khe hơn so với những cây rau họ bầu bí khác. Đất phải có tầng canh tác dày, màu mỡ.

Lên luống: Bộ rễ dưa leo phát triển yếu vì vậy cần phải làm đất thật tơi xốp, lên luống cao 20-25 cm, rộng 1,5 m (1,2 m mặt luống, 0,3m là rãnh).

Thời vụ:

Dưa leo có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên để năng suất đạt cao nhất là trồng vụ đông xuân.

Mật độ:

Gieo hai hàng trên một luống, khoảng cách 60 cm x 40 cm, khoảng 30 ngàn cây/ha. Chú ý trong vụ xuân nếu gieo gặp rét thì ủ cho hạt nứt nanh mới đem gieo.

Phân bón:

Để cây dưa leo đạt năng suất 35 tấn/ha thì dưa leo cần phải hút 70 kg N; 50 kg P2O5; 120 kg K2O tương đương với 150 kg Urê; 300 kg super lân; 200 kg KCl (Theo cẩm nang sử dụng phân bón).

Muốn đạt năng suất cao, chất lượng quả tốt, duy trì được độ phì của đất thì phải biết sử dụng đồng thời phân hữu cơ và phân hóa học. Quy trình chăm bón cây dưa leo trong việc sử dụng kết hợp giữa các sản phẩm HUMIX với phân vô cơ đã được chứng minh tính hiệu quả cao trong thực tế ở nhiều vùng rau chuyên canh.

Bón phân theo quy trình của Cty TNHH Hữu Cơ:

Bón lót: 1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh vật chức năng HUMIX. Bạt plastic phủ luống, mặt đen ở dưới mặt có màu ánh bạc ở trên. Hạt dưa leo có tỷ lệ nẩy mầm cao nên có thể trỉa thẳng 1-2 hạt/lỗ, gieo sâu 2-3 cm. Khi gieo có thể trộn hạt với Iprodion 50% WP 60 g cho một kg hạt giống để phòng ngừa bệnh từ hạt.

Bón thúc: Dưa leo là loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn từ 30 đến 45 ngày tùy theo giống, nên việc bón phân cần phải xác định thời điểm thích hợp để cho năng suất cao nhất. Vì vậy có thể chia ra 3 lần bón như sau:

Bón lần một (7 ngày sau gieo khi cây có 3 đến 4 lá thật): Sử dụng 400 kg phân hữu cơ sinh học chuyên dùng cho rau ăn quả, củ HUMIX + 20 kg KCl.

Bón lần hai (20 ngày sau gieo khi cây đâm tua): 400 kg phân hữu cơ sinh học chuyên dùng cho rau ăn quả, củ HUMIX + 10 kg KCl.

Bón lần ba (25-28 ngày sau gieo lúc cây ra hoa rộ): 400 kg phân hữu cơ sinh học chuyên dùng cho rau ăn quả, củ HUMIX + 20 kg KCl. Bón phân theo sự phát triển của bộ rễ. Mỗi lần bón đục lỗ nhỏ hoặc rạch hàng để bón và phủ lớp đất mỏng.

Sử dụng phân dạng lỏng chuyên dùng rau màu HUMIX: Theo từng giai đoạn phát triển của cây dưa leo phun 4 lần trong 1 vụ (khi cây 3 đến 4 lá thật, cây đâm tua, cây bắt đầu ra hoa và sau khi hoa tàn) pha tỷ lệ 40 ml phân cho bình 8 lít nước sạch tương đương với 2 nắp chai phân với 8 lít nước sạch. Bà con nên phun ướt đều lên lá và phun vào sáng sớm hoặc chiều mát. Tránh phun khi hoa đang nở.


Có thể bạn quan tâm

Thâm canh dưa chuột vụ xuân hè Thâm canh dưa chuột vụ xuân hè

Dưa chuột trồng vụ xuân hè là vụ chính, thường cho năng suất, chất lượng cao nhất. Thâm canh cây trồng này nông dân cần lưu ý một số kỹ thuật sau:

29/03/2019
Giống dưa chuột cao sản chịu nhiệt Giống dưa chuột cao sản chịu nhiệt

Giống dưa chuột Hạ xanh số 1 chịu nóng do Viện Cây lương thực và cây thực phẩm chọn tạo bằng phương pháp chọn lọc nhóm dòng hệ

18/06/2019
Chăm sóc dưa chuột sai quả, mẫu mã đẹp Chăm sóc dưa chuột sai quả, mẫu mã đẹp

Dưa chuột nhanh cho thu hoạch tuy nhiên để năng suất cao, mẫu mã quả đẹp, bà con cần nắm vững kỹ thuật chăm sóc, bón phân hợp lý nhằm tăng hiệu quả kinh tế.

03/12/2020