Trang chủ / Rau củ quả / Dưa leo (Dưa chuột)

Quy trình rau an toàn cho cây dưa leo tại tỉnh Bình Phước - Phần 3

Quy trình rau an toàn cho cây dưa leo tại tỉnh Bình Phước - Phần 3
Tác giả: Phòng Bảo Vệ Thực Vật
Ngày đăng: 23/11/2018

4.2. Côn trùng hại

4.2.1. Sâu xanh sọc trắng

* Đặc tính: Sâu non có màu xanh lá cây nhạt, trên lưng có 2 sọc trắng chạy dọc cơ thể. Nhộng màu nâu đen. Sâu non thường sống ở đọt và mặt dưới lá non, nhả tơ cuốn lá non lại ở bên trong đó cắn đọt và lá, khi có quả non sâu gặm quả làm vỏ sần sùi loang lổ.

* Thời gian xuất hiện: Sâu phát sinh gây hại từ khi cây dưa còn nhỏ đến khi có quả, nhiều nhất là khi cây bắt đầu ra hoa và có quả non. 

* Phòng trị:

• Thu dọn tàn dư cây dưa sau khi thu hoạch. 

• Bắt giết sâu non và nhộng. 

4.2.2. Bọ trĩ

* Đặc tính: Khi trưởng thành hình dạng dài, màu vàng nhạt. Đẻ trứng (trứng đơn) trên gân lá, sâu non và trưởng thành đều hút chất nhựa từ lá, gân lá làm lá chuyển thành màu nâu vàng và cuộn lại. Mật độ bọ trĩ cao làm cây cằn cỗi, chùn đọt, không vươn lóng, lá vàng và khô, hoa rụng, quả ít và nhỏ.

* Thời gian xuất hiện: Trong suốt mùa vụ trồng. Bọ trĩ phát triển nhanh trong điều kiện thời tiết nóng và khô.

* Phòng trị: Kiểm tra 100 cây/1.000m2 theo 5 điểm chéo góc và trên 1 dây kiểm tra 5 lá từ đọt cây nếu phát hiện bọ trĩ trung bình lớn hơn 2 con/1 lá, phải phun thuốc phòng trị (theo Bảng 2).

4.2.3. Bọ dưa

* Đặc tính: Trưởng thành là loài bọ cánh cứng màu vàng cam, hình bầu dục, mắt đen, râu dài. Trứng rất nhỏ màu vàng xanh hoặc vàng nâu. Sâu non màu trắng ngà, đầu màu nâu. Bọ trưởng thành cạp lớp biểu bì trên mặt lá thành một đường vòng làm lá bị thủng thành những lỗ tròn.

* Thời gian xuất hiện: Khi cây có 2 – 3 lá thật. Mật độ bọ cao có thể làm cây trụi hết lá và đọt non. Khi cây dưa lớn, lá có nhiều lông cứng bọ dưa ít cắn phá.

* Phòng trị:

• Cày bừa và phơi đất để diệt sâu non. 

• Bắt bọ trưởng thành bằng tay hoặc bằng vợt. 

4.2.4. Dòi đục lá

* Đặc tính: Trưởng thành là loài ruồi nhỏ, màu đen, có vệt vàng trên ngực. Ấu trùng là dòi có màu vàng nhạt, mình dẹt, đục dưới lớp biểu bì thành những đường vòng vèo màu trắng, có thể nhìn thấy con dòi và phân của chúng trong các đường đục. Nhiều vết đục sẽ làm lá bị cháy khô, cây sinh trưởng kém và mau tàn lụi, quả ít và nhỏ.

* Thời gian xuất hiện: Khi cây có 1 – 2 lá thật, đến khi cây tàn.

* Phòng trị: 

• Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, vượt qua tác hại của dòi. 

• Ngắt bỏ những lá bị dòi hại nặng. 

• Phun thuốc trừ sớm khi dòi phát sinh gây hại (lưu ý dòi đục lá có nhiều loại ong ký sinh gây hại nên điều tra mật độ và tỷ lệ lá bị hại trước khi phun thuốc). 

4.2.5. Rệp muội (rầy mềm)

* Đặc tính: Cả rệp trưởng thành và rệp non đều rất nhỏ, hình quả lê, mềm. Màu sắc thay đổi từ vàng nhạt đến xanh thẫm hoặc xanh đen tuỳ theo mùa (mùa đông màu thẫm, mùa hè màu nhạt). Rệp trưởng thành có 2 loài có cánh và không cánh. Rệp chích hút nhựa làm cho dây dưa chùn đọt, sinh trưởng kém, lá vàng, mật độ rệp cao có thể làm khô lá. Rầy mềm còn lá môi giới lan truyền bệnh khảm virus cho cây dưa.

* Thời gian xuất hiện: Khi cây có 2 – 3 lá thật.

* Phòng trị:

• Giết rệp bằng tay hoặc ngắt bỏ các lá bị rệp tấn công. 

• Khi mật độ rệp cao ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất dưa dùng thuốc phun trừ. 

4.2.6. Sâu khoang (sâu ăn tạp)

* Đặc tính: Bướm đẻ trứng trên lá, cành và gân lá thành từng ổ bằng hạt đậu, có lông tơ bao phủ màu vàng rơm. Khi mới nở sâu gây hại tại chổ ăn lá, gân lá; khi lớn sâu sẽ phân tán, ăn mọi bộ phận của cây và tàn phá nhanh chóng. Sâu phá hại mạnh vào ban đêm, ban ngày ẩn trong đám lá, bụi cỏ hoặc trong đất. Sâu làm nhộng trong đất.

* Thời gian xuất hiện: Trong suốt mùa vụ trồng.

* Phòng trị:

• Gom trứng và sâu tiêu huỷ. 

• Kiểm tra trứng và sâu trên 100 cây/1.000 m2 mỗi 5 – 7 ngày, nếu có trung bình 1 ổ trứng hoặc 1 – 2 con/cây, phải phun thuốc phòng trị (theo bảng 2). 

4.2.7. Nhện đỏ

* Đặc tính: Nhện đỏ chuyên sống và gây hại ở mặt dưới lá, trứng hình tròn, màu vàng nhạt, rất nhỏ, trứng được đẻ ớ mặt dưới lá. Con trưởng thành dài cỡ 0,5 mm, màu đỏ nâu, có 8 chân. Con non nhỏ hơn, cũng có màu đỏ nâu có 6 chân. Nhện non và trưởng thành chích hút lá tạo ra những đốm lá trắng vàng.

* Thời gian xuất hiện: Trong suốt giai đoạn sinh trưởng của cây.

* Phòng trị:

• Bón phân tưới nước đầy đủ cho cây sinh trưởng tốt. 

• Khi nhện phát triển gây hại không để ruộng khô hạn, dùng các thuốc đặc trị nhện.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh sương mai giả hại dưa chuột Bệnh sương mai giả hại dưa chuột

Triệu chứng đặc trưng của bệnh thường thể hiện rõ nhất ở trên lá là những đốm nhỏ màu xanh vàng hoặc màu nâu nhạt, hình đa giác hoặc hình bất định, nằm rải rác

18/07/2018
Quy trình rau an toàn cho cây dưa leo tại tỉnh Bình Phước - Phần 1 Quy trình rau an toàn cho cây dưa leo tại tỉnh Bình Phước - Phần 1

Nếu sử dụng thêm phân bón lá thì giảm lượng bón phân gốc 15-20% và ngừng phun xịt trước khi thu hoạch quả 7-10 ngày

20/11/2018
Quy trình rau an toàn cho cây dưa leo tại tỉnh Bình Phước - Phần 2 Quy trình rau an toàn cho cây dưa leo tại tỉnh Bình Phước - Phần 2

Bệnh sương mai phát triển từ mặt dưới lá, phía trên lá có những chấm nhỏ màu vàng, về sau lớn dần trở thành màu nâu, dọc theo gân lá có hình đa giác

22/11/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.