Home / Cây lương thực / Trồng lúa

Quy Trình Quản Lý Cây Trồng Tổng Hợp (ICM) Trên Hệ Canh Tác Có Lúa

Quy Trình Quản Lý Cây Trồng Tổng Hợp (ICM) Trên Hệ Canh Tác Có Lúa
Publish date: Friday. August 30th, 2013

1.Thời vụ gieo trồng cho các giống lúa, ngô, đậu tương, lạc trên hệ canh tác

- Vụ lúa xuân: Các giống có thời gian sinh trưởng (TGST) như Q5 hoặc tương đương (118-125 ngày) thời vụ gieo thích hợp từ 5 đến trước 15/2. Vụ Mùa gieo bằng giàn công cụ từ 20-25/6 là phù hợp.

- Thời vụ gieo phù hợp cho các giống ngô có TGST ngắn hiện nay từ 25-9 đến trước 5-10 là phù hợp, cho năng suất cao, hiệu quả.

- Thời vụ gieo đậu tương đông từ 25/9-5/10 năng suất khá, thời vụ này là rất phù hợp để mở rộng diện tích đậu tương vụ Đông.

- Thời vụ cho vụ lạc xuân trên đất lúa là từ cuối tháng 1 đến trước 10/2 là thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển thuận lợi, đảm bảo cho năng suất cao, ổn định.

2.Biện pháp gieo trồng

- Biện pháp gieo hàng bằng công cụ kéo tay với lúa tiết kiệm được công lao động, lượng giống gieo nên có mức lãi thuần cao hơn so với cấy tay truyền thống.

- Biện pháp gieo vãi cho đậu tương dễ làm, giảm được nhiều công lao động, là giải pháp phù hợp để mở rộng diện tích đậu tương đông trên đất lúa, góp phần cải tạo đất, tăng thu nhập/diện tích đất.

3.Mật độ và lượng phân bón

- Vụ Xuân, các giống lúa có TGST như Q5 mật độ gieo 45kg/ha trên nền phân 120 kg N/ha và 50 kg/ha trên nền phân 80-100 kg N/ha.

- Vụ Mùa các giống có TGST như Q5 nên gieo ở mật độ 45kg/ha trên nền 80-100kg N/ha (tỷ lệ N:P:K=1:1:0.8).

- Mật độ trồng phù hợp cho một số giống ngô hiện trồng phổ biến trong sản xuất (MX4; LVN4; DDK999…) từ 5.5-6.5 vạn cây/ha.

- Công thức phân bón phù hợp cho vụ ngô đông trên đất lúa vụ Mùa từ 140-160 kg N/ha, tỷ lệ N:P:K=1:1:0:6; Trên nền 8 tấn phân chuồng.

- Công thức phân bón cho năng suất cao, hiệu quả kinh tế cho vụ đậu tương đông trên đất trồng lúa vụ Mùa là 3 kg đạm ure + 15 kg lân supe + 4 kg kaliclorua cho 1 sào (360m2).

- Mật độ trồng và công thức phân bón thích hợp, cho năng suất cao, hiệu quả với các giống lạc vụ Xuân (L23; DDN…) ở mật độ 40 cây/m2trên nền phân 40kg N/ha và mật độ 30 cây/m2 trên nền phân 50 kg N/ha, trên nền 8 tấn phân chuồng.


Related news

Thêm một giống lúa 'nói không với bạc lá' Thêm một giống lúa 'nói không với bạc lá'

Theo TS Hoan, đây là giống lúa thứ 2 tại phía Bắc nước ta thực sự có khả năng kháng được bệnh bạc lá, sau thành công của giống Bắc thơm 7 kháng bạc lá trước đây

Friday. October 13th, 2017
Một số giống lúa kháng bạc lá tốt Một số giống lúa kháng bạc lá tốt

Vừa qua, Cục Trồng trọt phối hợp với Sở NN-PTNT Nam Định tổ chức buổi hội thảo đánh giá về khả năng kháng bạc lá của các giống lúa trong vụ mùa 2017.

Friday. October 13th, 2017
Lưu ý khi thu hoạch, phơi thóc, bảo quản để gạo giữ được phẩm chất Lưu ý khi thu hoạch, phơi thóc, bảo quản để gạo giữ được phẩm chất

Để giữ thóc được lâu mà vẫn đảm bảo chất lượng cần phơi thật khô, làm sạch hết tạp chất rồi mới đem bảo quản. Giữ thóc trong chum, thùng phuy, thùng tôn, hòm gỗ

Wednesday. October 18th, 2017
Lợi và hại khi sạ dày Lợi và hại khi sạ dày

Phương pháp sạ giống lúa dày. Khi được hỏi, hầu hết bà con trả lời là sạ dày để bù lại do bị cỏ chụp, do chuột phá, do sâu bệnh và đặc biệt là ốc bươu vàng phá

Monday. October 23rd, 2017
Hành trình thuần hóa cây lúa nước Hành trình thuần hóa cây lúa nước

Các nhà khoa học Anh khám phá ra quá trình đưa cây lúa nước vào canh tác từ một loài cây dại, góp phần làm sáng tỏ hơn nữa lịch sử loài người châu Á thời cổ đại

Tuesday. October 24th, 2017