Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây nhãn Phần 4
III. Chăm sóc sau thu hoạch
Việc ra hoa đậu quả hằng năm của cây nhãn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, đặc biệt là sự sinh trưởng của cây nhãn và điều kiện thời tiết. Trong hai yếu tố chủ yếu này, sự sinh trưởng phát triển của cây nhãn thì con người đã có thể chủ động điều tiết được. Còn về yếu tố thời tiết, như tình trạng thiên tai, mưa nắng nóng lạnh thất thường, cho đến nay nhiều người vẫn chưa biết cách khắc phục. Chẳng hạn như ở miền Bắc, năm nào mùa đông mà nóng ấm nhiều, ít giá rét, mưa nhiều, khiến cây nhãn sinh trưởng mạnh, đâm chồi, nảy lộc liên tục thường năm
3.1. Cưa hoặc thắt vào thân hay cành cây nhãn.
Dùng cưa nhỏ, cưa một vòng vào thân hay cành nhãn, làm đứt phần vỏ, vừa chạm tới phần gỗ, rồi dùng băng dính quấn kín lại, để đề phòng mưa và côn trùng có thể làm hư hại lớp vỏ nhãn, lâu liền. Còn thắt thì dùng dây thép đường kính từ 1 đến 2 ly, tuỳ theo cành lớn hay nhỏ, thắt 1 vòng, xoắn thật chặt, để 1 tháng rồi tháo dây ra, cũng băng kín lại vết thắt. Chú ý một cây nhãn chỉ nên cưa hoặc thắt khoảng 50 đến 70% số cành.
3.2. Xới xáo xung quanh gốc cây.
Dùng bờ cào hoặc cuốc, xới nhẹ lớp đất mặt quanh gốc nhãn, vừa chạm tới lớp rễ, nhằm hạn chế bộ rễ hút dinh dưỡng nuôi cây. Để như vậy sau khoảng nửa tháng rồi vun lấp đất lại như cũ. Có thể kết hợp bón phân chuồng hoai mục cho nhãn trong dịp này...
3.3. Sử dụng hoá chất để tưới vào xung quanh gốc nhãn
Loại hoá chất này có tên là: Cờ-lo-rat-ka-li (KCl03) tinh thể màu trắng. Lượng thuốc sử dụng căn cứ vào độ lớn, nhỏ của cây nhãn, thí dụ cây nhãn có đường kính tán lá 5 – 6m, ước sản lượng có thể được 1 tạ quả thì dùng từ 0, 15 đến 0, 2 kg thuốc. Hoà thuốc vào xo ô, thùng, khoắng cho tan hết rồi tưới đều xung quanh gốc nhãn. Sau đó tưới đẫm nước mỗi ngày 1 lần trong vòng 7 - 8 ngày.
Thời gian thực hiện các biện pháp tác động nêu trên tập trung trong tháng 11 âm lịch, tuỳ theo thời tiết, có thể sớm hoặc muộn hơn mươi ngày.
Khi áp dụng các biện pháp tác động trên, bà con cần lưu ý một số điểm như sau:
- Một là, chỉ nên áp dụng với những cây nhãn sinh trưởng phát triển khoẻ mạnh, những cây nhãn nhiều năm không ra hoa, hoặc hoa thưa thớt, sản lượng quả thấp.
- Hai là, thực hiện khi cây nhãn không còn mầm, chồi non, lá nhãn đã chuyển sang màu xanh bình thường.
- Ba là, mỗi cây nhãn chỉ được tác động một trong ba biện pháp trên một năm. Đặc biệt là biện pháp sử dụng hoá chất đòi hỏi phải rất thận trọng, sử dụng đúng liều lượng thuốc và làm đúng cách, sau đó điều kiện chăm bón phải thật tốt, nếu không cây nhãn sẽ sinh trưởng yếu, có thể cằn cỗi rồi chết.
- Bốn là, sau khi cây nhãn đã đậu quả sai thì nên ngắt tỉa bớt chùm quả, chỉ nên để lại 50 đến 70% số cành mang quả, tuỳ theo tình trạng sinh trưởng của cây khoẻ hay yếu. Nếu để quả sai quá; cây nhãn không đủ sức nuôi, quả không lớn đươc, chất lượng kém, hiệu quả thấp.
Có thể bạn quan tâm
Nhãn thích hợp với nhiều loại đất khác nhau tuy nhiên đất trồng thích hợp cho cây nhãn là đất cát, cát pha, cát giồng, đất cồn và phù sa ven sông
Sâu, bệnh hại trên cây nhãn: Sâu hại trên cây nhãn, Sâu đục gân lá Nhãn, Bọ xít nhãn, Sâu đục thân hại nhãn, Rệp hại hoa quả, Câu cấu xanh hại nhãn
Bệnh hại chủ yếu trên lá, nhất là các lá già, lá thành thục. Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ ở giữa hoặc đầu lá màu nâu đen, về sau vết bệnh lớn lên có hình