Quy trình kỹ thuật phòng chống sâu keo mùa thu
Quy trình kỹ thuật phòng chống sâu keo mùa thu được phổ biến, áp dụng trong hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, các tổ chức, cá nhân có trồng ngô hoặc các cây trồng khác bị sâu keo mùa thu gây hại trên lãnh thổ Việt Nam.
Vòng đời của sâu keo mùa thu.
Nhằm khẩn trương hướng dẫn các địa phương điều tra, phát hiện và sớm có biện pháp hiệu quả trong việc phòng chống sâu keo mùa thu, sau thời gian lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học và các cơ quan liên quan, Cục BVTV (Bộ NN-PTNT) vừa có văn bản gửi Sở NN-PTNT cấp tỉnh về việc ban hành Quy trình kỹ thuật phòng chống sâu keo mùa thu.
Một số đặc điểm hình thái
Loài sâu keo mùa thu có tên tiếng Anh là Fall Armyworm (viết tắt là FAW), tên khoa học là Soodopfera ƒugiperda, thuộc Bộ cánh vảy (Lepidoptera), Họ ngài đêm (Noctuidea). Trứng có hình cầu, đường kính 0,75 mm. Trứng mới đẻ có màu xanh, sau đó chuyển sang màu trắng sữa, trước khi nở chuyển sang màu nâu nhạt.
Sâu non có 6 tuổi, tuổi 1-2 cơ thể màu xanh nhạt - vàng nhạt là phổ biến. Khi sâu non phát triển tuổi 3-6 có màu nâu xám - nâu sẫm với các sọc dọc thân. Tùy theo môi trường thức ăn, sâu non có màu nâu nhạt - xanh đen. Kích thước sâu non tuổi 1 dài khoảng 0,5 mm, lên tuổi 3 sâu non dài 6-9 mm; tuổi 6 đẫy sức sâu non dài 30-40 mm.
Trên trán sâu non tuổi lớn nhìn rõ hình chữ Y ngược màu vàng, mặt lưng màu đen với lông cứng dài. Trên mặt lưng đốt bụng cuối có bốn đốm đen được sắp xếp thành hình vuông (trong khi các đốt khác có 4 đốm đen xếp thành hình thang).
Nhộng sâu keo mùa thu dạng nhộng bọc, màu nâu cánh dán sáng bóng. Nhộng đực dài 13-15 mm, còn nhộng cái dài 16-17 mm. Đốt bụng cuối cùng có 2 gai.
Trưởng thành đực có chiều dài trung bình 16 mm, sải cánh trung bình 37 mm. Phần cánh trước lốm đốm nâu nhạt, xám với một đốm hình bầu dục màu xám trắng - vàng rơm. Cánh trước của trưởng thành cái không có hoa văn rõ ràng.
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Trưởng thành hoạt động về ban đêm, từ khi vũ hóa đến đẻ trứng có thể bay nhiều km để tìm nơi đẻ trứng, chúng có thể di chuyển xa hàng trăm km nhờ gió. Trưởng thành sống trung bình 12-14 ngày.
Trưởng thành đẻ trứng vào ban đêm, đẻ thành ô xếp thành hai lớp trứng là chủ yếu. Vị trí ổ trứng thường ở mặt trên của phiến lá hoặc cạnh cuống lá. Mỗi ổ trứng khoảng 50 - 200 quả/ổ, xếp thành 2-3 lớp và được bao phủ bởi một lớp lông màu hồng - xám. Một trưởng thành cái có sức đẻ từ 6-10 ổ trứng tương đương 1.000 - 2.000 trứng. Thời gian trứng nở sau 2-10 ngày, trung bình 3-5 ngày ở nhiệt độ 20-30°C. Sâu non là giai đoạn gây hại của sâu keo mùa thu. Sâu non có 6 tuổi, thời gian pha sâu non kéo dài 14 - 21 ngày, nếu độ ẩm cao, nhiệt độ thấp thì thời gian pha sâu non kéo dài khoảng 30 ngày.
Sâu non mới nở nhanh chóng di chuyển đến những vị trí có lá non. Sâu non mới nở có thể nhả tơ để nhờ gió phát tán đến các cây khác gần đó để gây hại. Sâu non tuổi lớn có tập tính cắn chết sâu non tuổi nhỏ.
Nhộng vũ hóa phần lớn trong đất ở độ sâu 2-8 cm, một số ít trường hợp bắt gặp hóa nhộng giữa các lá, nách bẹ lá của cây ký chủ hoặc trong bắp ngô. Thời gian pha nhộng 9-13 ngày ở nhiệt độ 14,6°C.|
Đặc điểm gây hại
Chỉ pha sâu non mới gây hại trên cây trồng, trong đó sâu non tuổi 1-2 ăn biểu bì ở mặt dưới của lá non gây ra các vêt hình vuông hoặc hình chữ nhật màu trăng đặc trưng. Sâu non tuôit lớn hơn ăn khuyết lá, bẹ lá tạo thành các lỗ lớn như “cửa số”. Về cây ký chủ, sâu keo mùa thu có thể ăn hơn 300 loài thực vật, bao gồm cả ngô, bông, đậu tương, lúa, mía, cây rau, cà, ... Tuy nhiên, sâu ưa thích nhất cây ngô, nhất là ngô ngọt, ngô nếp và ngô rau.
Phát hiện sớm tạo điều kiện để kiểm soát sâu keo mùa thu.
Con đường xâm nhập, lây lan
Sâu keo mùa thu có thể xâm nhập qua các con đường chính gồm: Sâu non di chuyển ở khoảng cách gần (cây này sang cây khác; ruộng này sang ruộng khác). Sâu non, nhộng, trứng thậm chí là trưởng thành di chuyền theo sản phẩm, phế phụ phẩm của cây ký chủ (ngô, cỏ thức ăn chăn nuôi, cỏ sân golf...) trong quá trình vận chuyển cây ký chủ qua biên giới hoặc theo hàng hóa thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc giữa các địa phương trong nước. Trưởng thành tự bay tìm nơi đẻ trứng ở khoảng cách vài trăm mét đến hàng chục km. Trưởng thành di trú có thể bay theo gió xa hàng trăm km.
Biện pháp phòng chống
Phòng chống sâu keo mùa thu bằng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, gồm:
Cục BVTV đề nghị Chi cục Trồng trọt và BVTV các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có cây trồng bị sâu keo mùa thu gây hại áp dụng các biện pháp kỹ thuật trên đây để phòng chống. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh, cần báo cáo kịp thời về Cục BVTV để cùng phối hợp giải quyết.
Biện pháp canh tác: Làm sạch cỏ dại xung quanh vườn trồng ngô đề hạn chế nơi trú ẩn của sâu. Làm đất rồi phơi đất khô để ấu trùng, nhộng trong đất chết hoặc dễ dàng bị thiên địch tiêu diệt. Luân canh ngô — lúa nước ngay sau vụ ngô để diệt nhộng trong đất. Làm đất kỹ cũng góp phân diệt nhộng trong đất.
Biện pháp thủ công: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, đặc biệt ở giai đoạn ngô 3-6 lá để phát hiện ổ trứng, ngắt tiêu hủy. Sử dụng tro bếp hoặc nước xà phòng loãng đồ vào nõn ngô diệt sâu non.
Biện pháp sinh học: Hạn chế sử dụng thuốc BVTV hóa học để bảo vệ thiên địch của sâu keo mùa thu. Sử dụng chế phẩm nắm xanh, nắm trắng, vi khuẩn Bt, virus NPV để phun trừ khi sâu tuổi nhỏ. Nhân thả ong ký sinh trứng (ong mắt đỏ, ...), các loài bắt mồi ăn thịt như bọ đuôi kìm để kiểm soát sâu non mới nở - tuổi nhỏ.
Biện pháp bẫy, bả: Bẫy bả, bẫy đèn bằng cách sử dụng bẫy dính màu vàng có pheromone giới tính, bẫy bả chua ngọt hoặc bẫy đèn để diệt trưởng thành. Hoặc bẫy cây trồng theo cách trên cánh đồng trồng ngô, cần trồng xen một số diện tích cỏ voi, ngô nếp sớm hơn so thời vụ chung để dẫn dụ trưởng thành đến đẻ trứng. Sử dụng bẫy diệt trưởng thành, ngắt ổ trứng và phun trừ sâu non trên các diện tích bẫy cây trồng.
Biện pháp hóa học: Sử dụng các hoạt chất thuốc BVTV được phép sử dụng để phun trừ khi sâu đa số tuổi 1-3 (giai đoạn ngô 3-6 lá), phun sáng sớm hoặc chiều mát. Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng. Trường hợp Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam chưa có thuốc trừ sâu keo mùa thu thì theo hướng dẫn của Cục BVTV.
Theo Tổ chức CropLife Nam Phi, sâu keo mùa thu (FAW) Spodoptera frugiperda gần đây đã lan rộng khắp Nam Phi và gây hại chủ yếu ở cây ngô và một số cây trồng khác như bông, khoai tây, một số loại rau, hành tây, lạc và các bình nguyên xung quanh cánh đồng ngô. Theo nhận định, nhiều khả năng loài sâu này cũng đã gây hại trên cây mía và các loại cây trồng khác.
Tổ chức này cũng khuyến cáo: Việc phát hiện sớm là rất quan trọng để phòng chống sâu keo mùa thu. Theo đó, nông dân cần thường xuyên theo dõi đồng ruộng, cứ mỗi 2 ngày kiểm tra ruộng một lần, kiểm tra ruộng theo hướng gió thổi, kiểm tra bờ biên của ruộng và khoảng giữa ruộng. Lưu ý tất cả các bọc trứng, trứng mới nở hoặc ấu trùng xâm nhập vào xoắn nõn.
Đặc điểm của sâu keo mùa thu ở giai đoạn sâu non rất dễ nhận biết. Vì vậy, nông dân cần đối chiếu kỹ với đặc điểm của sâu keo mùa thu khi phát hiện các loài sâu đáng nghi ngờ trên đồng ruộng, tránh nhầm lẫn với một số loài giống sâu keo mùa thu.
Có thể bạn quan tâm
Trình tự thực hiện tiêu hủy tại hố chôn:
Đối với giống dưa chuột BĐ.02 thì thời gian của 1 vụ trồng từ 65 - 70 ngày, năng suất trung bình đạt 4.500kg/1.000m2, giá bán trung bình 6.000 đồng/kg
Nhờ ủ phân lợn để làm thức ăn cho cá trong hồ nuôi rộng hơn 10ha, mỗi năm tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng chi phí mua cám công nghiệp.