Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Thả Vườn
Một số kinh nghiệm chăn nuôi gà thả vườn cho năng suất cao và hiệu quả, mời bà con tham khảo.
Chương I: Chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của gà thả vườn
1. Đối với gà thả vườn nuôi thịt theo phương thức nhốt thả
- Diện tích chuồng nuôi
Gà từ 1 - 30 ngày tuổi : 25 con/m29cdc67e29f8742d0be67156a60f130e5
Gà từ 30 - 60 ngày tuổi : 10 con/m2
- Tỷ lệ nuôi sống : 95%
- Máng ăn:
Khay ăn 1 tuần đầu : 50 - 80 con/khay (50x60x2cm)
Máng ăn những tuần tiếp : máng ăn tròn 50 con/máng
- Máng uống : 1 - 2 tuần đầu dùng loại 1 lít, những tuần tiếp theo dùng máng 3,8 - 4 lít/25 con gà
- Điện chiếu sáng : 3w/m2; chiếu sáng: trong 20 ngày đầu.
- Điện sưởi ấm giai đoạn úm gà con, tuỳ thời tiết, 2 - 3 tuần đầu dùng bóng điện 75 –100 W .
- Thuốc và thức ăn bổ sung:
+ Thuốc phòng bệnh chính cho gà: Gumboro - Lasota - Đậu gà - Niucatxơn H1 (1.000đ/con)
+ Đường Gluco: 0,5kg/100 con gà (15.000 đ/kg)
+ Strees Brand: 1 gói/ 100 con gà (8.000 đ/gói)
+ Kháng sinh dự phòng: 100 đ/con
- Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng trọng: 2,8 – 3 kg thức ăn
- Thời gian xuất chuồng là 60 - 90 ngày tuổi
- Trọng lượng xuất chuồng: 1,5 - 2kg.
2. Đối với gà đẻ thả vuờn theo phương thức nhốt thả - Trong 1 tháng đầu tiên tất cả các định mức như nuôi gà thịt.
- Định mức thức ăn để có 1 gà mái thả vườn đẻ được lúc 21 - 22 tuần tuổi là 10kg/con
- Chỉ tiêu 1,7 - 1,9 kg thức ăn cho 10 quả trứng.
- 5- 10 con có 1 ổ đẻ (30x30x30 cm).
- Sào đậu cách nhau 30 - 40 cm.
- Đệm chuồng 1 tháng thay 1 lần, lớp độn dày 12 –15 cm bằng rơm rạ cắt ngắn,
- Có bể cát cho gà tắm trong vườn
- Có máng sỏi (cát to) cho gà ăn
Chu kỳ kinh tế 2 - 3 năm là loại thải.
Chương II Một số giống gà thả vườn
A – Giống gà địa phương
1. Giống gà Ri Nghệ An
Đặc điểm giống:
- Màu lông đa dạng.
- Con trống trưởng thành nặng 2 - 2.5 kg.
- Con mái trưởng thành nặng 1,3 - 2 kg. Đẻ trung bình 97 quả/năm, trọng lượng 42 g/quả.
Ưu điểm: Dễ nuôi, chịu khó tìm kiếm mồi, ít dịch bệnh. Đẻ sớm (6 tháng tuổi đã bắt đầu đẻ), nuôi con khéo.
Nhược điểm : Năng suất trứng, thịt thấp
2. Giống gà chọi và gà cồ
Đặc điểm giống:
- Trống trưởng thành nặng 2,5 - 3,5 kg.
- Mái trưởng thành nặng 2 - 3 kg. Đẻ trung bình 60 - 80quả/năm, gà mái 7-8 tháng tuổi bắt đầu đẻ.
Ưu điểm: Tính thích nghi tốt, chóng lớn, khả năng chống bệnh cao.
Nhược điểm: Năng suất trứng thấp, nuôi con vụng.
B - Các giống gà được lai tạo hoặc nhập nội
1. Gà rốt ri
Cơ quan tạo giống: Viện chăn nuôi Hà Nội
Đặc điểm giống:
- Màu sắc: màu nâu là chính
- Con trống trưởng thành: 2,4 kg
- Con mái trưởng thành: 1,7 kg
- Gà mái 6 tháng tuổi bắt đầu đẻ.
- Sản lượng trứng 130 quả/mái/năm.
- Trọng lượng trứng: 45 - 50g
ưu điểm: Gà khoẻ, chóng lớn hơn hẳn so với gà ri, chống chịu bệnh tật khá.
Nhược điểm : Độ thuần chưa cao.
2. Giống gà BT1
Cơ quan tạo giống: Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi Bình Thắng (BT) Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam.
Đặc điểm giồng:
- Lông màu nâu nhạt đến nâu đậm.
- Con trống 1 năm tuổi: 3,2 - 3,6 kg.
- Con mái 1 năm tuổi: 2,0 - 2,2 kg.
- Con mái 5 tháng tuổi bắt đầu đẻ, gà đẻ liên tục không biết ấp.
- Sản lượng trứng: 160 - 200 quả/mái/năm.
- Trọng lượng trứng bình quân: 54 - 55 quả.
3. Gà Tam hoàng
Xuất xứ: Gà được nhập vào tỉnh Nghệ An năm 1994. Gà có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc.
Đặc điểm giống.:
- Gà có lông, mỏ và chân màu vàng nên gọi là gà Tam hoàng.
- Trống trưởng thành từ 2,5 - 4 kg
- Mái trưởng thành từ 2 - 2.5 kg.
- Gà đẻ khi 5 tháng tuổi. Sản lượng trứng 150 quả/mái/năm. Tính chống chịu bệnh tật khá, thịt thơm ngon thích hợp thị hiếu. Ngoài ra còn có giống Lương phượng, Kabir, giống Sasso cũng nuôi thả vườn.
Chương III: Kỹ thuật úm gà con
- Có thể úm gà con bằng lồng, hộp giấy hoặc trên nền chuồng.
- Kích thước 1m x 2m cho 100 gà con.
- úm trên nền cần lót nền bằng trấu, dăm bào máy dày 5 - 10 cm tuỳ mùa. Mỗi quây úm tối đa là 250 con. Chu vi quây úm là 4 - 4,5 m.
- Nhiệt độ trong quây úm gà con:
+ Tuần thứ nhất từ 32 - 350 C
+ Tuần thứ 2 từ 27 - 300 C
+ Tuần thứ 3 từ 22 - 250 C
Tuỳ nhiệt độ ngoài trời từng mùa để điều chỉnh nhất là về ban đêm.
- Nếu úm bằng bóng điện cần quan sát mật độ gà ở trong quây:
+ Bóng điện treo chính giữa quây độ cao 0.3 - 0.4 m.
+ H1 - Nhiệt độ thích hợp gà phân bổ đều.
+ H2 - Nhiệt độ thấp gà chụm lại gần bóng đèn điện.
+ H3 - Nhiệt độ quá nóng gà tản ra xa.
+ H4 - Có chỗ gió lùa vào quây mà ta không biết.
Sau khi nuôi 3 tuần tuổi ta đưa gà thả vườn.
Chương IV: Chăm sóc và nuôi dưỡng
Trước khi đưa gà thả vào quây cần bật điện sáng sưởi ấm trước 1 giờ. Sau khi thả gà vào cho gà uồng các loại thuốc bổ như sau: vitamin tổng hợp, vitamin C, đường Glucoza. Sau 3 giờ bắt đầu cho ăn.
- Gà từ 1 - 30 ngày tuổi cho ăn mỗi ngày 20 - 50g/con/ngày.
- Thức ăn thích hợp là cám 310 hygro. Hoặc thức ăn đậm đặc để pha trộn thêm của các hãng Hygro, Proconco.
- Tỷ lệ pha trộn theo chỉ dẫn cho từng loại cám.
- Gà từ 6 - 9 tuần tuổi cho ăn thêm 60 - 100g/con/ngày.
Chú ý: 2 ngày đầu có thể phòng kháng sinh liều nhẹ như: Neotesol, Colitetravet hoặc Synavina (Theo liều phòng chỉ dẫn).
- Định kỳ hàng tuần dùng kháng sinh. Pha 1g Tetracilin/1 lít nước cho gà uống trong 1 ngày (đầu tuần), phòng bệnh tụ huyết trùng. Tuỳ lượng gà nhiều hay ít mà pha nước thuốc trong ngày.
- Cần có máng cát cho gà thả vườn.
- Nước uống đầy đủ, thường xuyên và sạch sẽ.
- Máng nước uống đầy đủ, thường xuyên và sạch sẽ. Vệ sinh thường xuyên, lau rửa máng uống 2 lần / ngày.
- 1 tuần đầu ăn bằng khay nhôm, kích thước dài x rộng x cao (60cm x 50cm x 2cm) hoặc bằng nia mẹt 50 con/khay.
- Tuần thứ 2 trở đi dùng máng ăn tự động, độ cao miệng máng bằng độ cao của lưng gà. Máng buộc trên 1 dây phơi linh động.
- Không để ướt nệm chuồng. Chỗ nào dột ướt hoặc uống nước làm ướt phải bốc ra phơi thay đệm lót khác
Có thể bạn quan tâm
Đã là gà để giống thì gà trống lẫn gà mái đều phải qua nhiều đợt chọn lựa thật kỹ mới có được. Nếu không chịu khó chọn lựa thì trong đàn gà sẽ có nhiều con ăn hại, càng nuôi lâu ta càng phải tốn công của với chúng mà thôi.
Gà con nuôi công nghiệp là gà ấp nhân tạo – ấp bằng máy. Một lần ấp ít nhất là năm bảy chục trứng, nhiều là năm mười ngàn trứng, tuỳ vào nhu cầu để ấp máy nhỏ hay máy lớn.
Như các bạn đã biết, để nuôi gà sinh sản siêu thịt, ở nước ta đã nhập một số giống gà ông, bà, bố, mẹ hướng thịt để tạo ra gà broiler, như gà ISA-MPK30, gà AA, gà Lohman, gà Ross … Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ về các bí quyết giúp bà con nắm vững các kiến thức và kinh nghiệm giúp nuôi gà sinh sản thành công vượt trội.