Kỹ thuật chọn giống gà địa phương
1. Chọn gà con:
+ Thời điểm chọn : Lúc 1 ngày tuổi; dựa vào ngoại hình của gà, các đặc điểm biểu hiện gà tốt. Khối lượng lớn. Lông bông, tơi xốp. Bụng thon, nhẹ, rốn kín, cánh áp sát vào thân. Mắt to, sáng. Chân bông, cứng cáp, không dị tật, đi lại bình thường.
+ Mỏ khép kín. Bắt từng con gà, cầm trên tay quan sát bộ lông và tất cả các bộ phận đầu, mỏ, cổ, chân, bụng, lỗ huyệt để phát hiện các khuyết tật.
+ Thả gà trên sàn để quan sát dáng đi lại. Những gà đạt các tiêu chuẩn trên chọn để nuôi
2. Chọn gà hậu bị:
Gà hậu bị được chọn vào 2 thời điểm
- Lúc kết thúc giai đoạn gà con (6 - 7 tuần tuổi);
- Lúc kết thúc giai đoạn hậu bị (19 - 20 tuần tuổi).
Cơ sở để chọn: Khối lượng gà, các đặc điểm ngoại hình của gà:
- Đầu: rộng, sâu, không dài và không quá hẹp;
- Mắt: To lồi màu da cam;
- Mỏ : Ngắn, chắc khép kính
- Mào: To, mào đỏ tươi
- Thân hình: Dài, sâu, rộng
- Bụng: Phát triển tốt, khoảng cách từ mõm xuống lưỡi hai đốt xương hàm rộng
- Chân: Có màu đặc trưng của giống, bóng, ngón chân ngắn.
- Lông : Phát triển tốt, sáng bóng mượt, mềm.
- Cử chỉ : nhanh nhẹn ưa hoạt động.
Những gà đạt các tiêu chuẩn trên được chọn để nuôi sinh sản.
3. Chọn gà mái để nuôi đẻ:
Trong chăn nuôi gà sinh sản phải tiến hành chọn định kì để loại thải những cá thể để kém, bảo đảm cho đàn gà đạt năng suất và hiệu quả cao hơn.
Cơ sở chọn lựa chính và đặc điểm ngoại hình, các bộ phận cơ thể như bộ lông, mào, lỗ huyệt và kết cấu cơ thể (chủ yếu là khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng).
Những đặc điểm bên ngoài biểu hiện một gà mái đẻ tốt là:
- Bộ lông: Lông cách hàng thứ nhất và lông cổ có màu đặc trưng của giống
- Mào và tích tai : To, mềm màu đỏ tươi;
- Mỏ, chân: Màu sắc giảm; Lỗ huyệt : ướt, màu nhạt, luôn cử động.
- Khoảng cách giữa mỏm xương lưới hái và xương háng rộng, đặt lọt 2 ngón tay.
Dựa vào những biểu hiện trên lựa chọn những gà mái đẻ tốt giữ lại nuôi, loại thải những gà mái đẻ kém.
Có thể bạn quan tâm
Có 2 loại stress, loại có lợi và loại gây hại. Trong chăn nuôi gà công nghiệp, con người triệt để khai thác stress có lợi để gà hay ăn, chóng lớn, đẻ nhiều như các loại thuốc bổ, thuốc tăng trọng bao gồm các vitamin, các axit amin bổ sung, v.v.
Bệnh đậu gà do virus Viruela Aviar gây ra chủ yếu trên gà con 2- 5 tuần tuổi nuôi nhốt tập trung.
Bệnh cúm gia cầm do virus gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, tỷ lệ chết rất cao (100%), gây thiệt hại lớn về kinh tế. Các loài gia cầm: Gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, chim cút, bồ câu, đà điểu, các loài chim hoang dã đều có thể mắc bệnh. Bệnh có thể lây sang người và một số động vật khác.