Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quy hoạch lại vùng nuôi và chế biến cá tra Đồng Tháp

Quy hoạch lại vùng nuôi và chế biến cá tra Đồng Tháp
Ngày đăng: 19/06/2015

Với những đóng góp lớn cho kinh tế của tỉnh trong thời gian qua, dự báo ngành hàng này vẫn sẽ là ngành hàng chủ lực trong thời gian tới. Tuy nhiên với diện tích manh mún, không tập trung sẽ là rào cản cho sự phát triển. Do đó việc quy hoạch lại vùng nuôi, chế biến, tiến tới cấp mã số vùng nuôi, truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn GlobalGap… sẽ là bước khởi đầu làm thay đổi diện mạo ngành hàng này trong thời gian tới.

Là địa phương dẫn đầu về nuôi và chế biến cá tra trong khu vực và cả nước với diện tích khoảng 2000 ha, Đồng Tháp có gần 40 doanh nghiệp nuôi, chế biến và xuất khẩu thuộc lĩnh vực này. Sản lượng cá tra thương phẩm năm 2014 ước đạt gần 390 ngàn tấn, mang về cho tỉnh trên 400 triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên sự phát triển ngành hàng cá tra đã và đang xuất hiện những rào cản nhất định.

Manh mún, quy mô nhỏ, sản lượng thấp… là những khó khăn hiện tại. Do đó, trong đề án quy hoạch lại vùng nuôi và chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh từ nay đến 2020 và tầm nhìn đến 2025 theo Nghị định 36 của Chính Phủ, Đồng Tháp đã đề ra nhiều giải pháp để khắc phục triệt để những hạn chế này.

Ông Trần Hoài Giang – Phân viện trưởng Phân viện quy hoạch thủy sản phía Nam chia sẻ: "Đồng Tháp bắt buộc phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng và trình độ sản xuất thì mới đáp ứng được yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vậy, nếu quy hoạch được thực hiện thì chắc chắn chúng ta sẽ phát triển bền vững. Bền vững về mặt môi trường, bền vững về mặt sản xuất, góp phần làm cho sản xuất của chúng ta ổn định".

Theo Phân viện nuôi trồng thủy sản phía Nam, tiêu chí để đưa vào quy hoạch vùng nuôi là vấn đề bảo vệ môi trường, quản lí nước thải, mức độ ảnh hưởng dân cư… Dựa theo các tiêu chí này, phân viện đã lập Quy hoạch bản đồ nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh tới năm 2020 với tổng diện tích mặt nước đạt 2000 ha, sản lượng thu hoạch trên 540 ngàn tấn.

Toàn tỉnh sẽ có 3 vùng nuôi quy mô trên 300 ha là Thanh Bình, Tam Nông và huyện Cao Lãnh. Trong đó chủ yếu là vùng nuôi hiện hữu của các doanh nghiệp và một số diện tích ao nuôi cá nhân.

Bà Tăng Ngọc Hương – Trưởng Trạm thủy sản huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp cho biết: "Để thực hiện tốt Nghị định 36, sắp tới địa phương phối hợp với Chi cục Thủy sản tỉnh đang tuyên truyền vận động để các hộ cá thể vào tổ hợp tác chuẩn bị cho tư vấn hướng dẫn và cấp giấy chứng nhận hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, hiện nay Trạm, Chình quyền địa phương và các hộ nuôi cũng tiến hành ghi chép và báo về vùng nuôi của tỉnh".

Sau quy hoạch, các vùng nuôi sẽ đăng kí được cấp mã số vùng nuôi và cấp chứng nhận an toàn sản xuất theo quy trình nuôi sạch VietGap hoặc GlobalGap…Đối với diện tích nuôi thuộc quy trình nuôi, chế biến của các doanh nghiệp do sản xuất hướng đến an toàn và truy xuất nguồn gốc nên các doanh nghiệp luôn tuân thủ quy trình. Riêng các hộ dân thì vấn đề đăng kí, cấp mã số và quản lí nuôi trồng cần có thời gian và tập huấn đối với các hộ dân này nhằm đảo bảo chất lượng và an toàn cho cá thương phẩm.

Ông Như Văn Cẩn – Phó Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Đồng Tháp nêu rõ: "Sau khi quy hoạch chúng ta sẽ có những vùng nuôi tập trung, chuyên canh và đáp ứng được những yêu cầu về mặt kỹ thuật về bảo vệ môi trường về an toàn thực phẩm… để hướng tới xuất khẩu. Cùng với việc quy hoạch, chúng ta cấp mã số nhận diện cho ao nuôi và đăng kí sản lượng. Từng bước chúng ta kiểm soát quy định điều kiện trong hoạt động này. Đây cũng là cách mà chúng ta chứng minh với thị trường thế giới về quy mô và hoạt động nuôi đáp ứng được yêu cầu".

Dây chuyền chế biến cá tra phi lê ngày càng được đầu tư hiện đại

Cũng theo quy hoạch này, tỉnh sẽ đưa ra khỏi Quy hoạch gần 700 ha vùng nuôi do không đáp ứng tiêu chí. Ngoài quy hoạch vùng nuôi chế biến cá thương phẩm, quy hoạch còn đưa ra quy hoạch vùng nuôi cá tra giống ở các vùng nuôi thuộc các huyện Cao Lãnh, Châu Thành và huyện Hồng Ngự. Dù còn nhiều phần việc cần triển khai, tuy nhiên việc sớm định hình vùng nuôi tập trung và đảm bảo các tiêu chuẩn của thị trường sẽ là tiền đề thuận lợi cho việc triển khai tái cơ cấu ngành hàng cá tra trên địa bàn tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Điểm Sáng Dồn Điền Đổi Thửa Điểm Sáng Dồn Điền Đổi Thửa

Dồn điền đổi thửa (DĐĐT) là hướng đi đang được thôn Dương Đàn, xã Tam Dân triển khai nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

27/06/2014
Dồn Sức Cho Vụ Lúa Đông Xuân Dồn Sức Cho Vụ Lúa Đông Xuân

Theo kế hoạch, vụ Đông xuân năm nay, huyện Long Mỹ sẽ xuống giống 27.000ha, tương đương với cùng kỳ. Lịch thời vụ được chia làm 3 đợt: Đợt 1: từ ngày 27-11 đến 4-12 (nhằm ngày 6 đến 13-10 âm lịch); đợt 2: từ ngày 24 đến 31-12 (nhằm ngày 3 đến 10-11 âm lịch); đợt 3: từ ngày 16 đến 23-1-2015 (nhằm ngày 26-11 đến 4-12 âm lịch).

28/11/2014
Gần Kênh Cũng Thiếu Nước Gần Kênh Cũng Thiếu Nước

Được bao bọc bởi hai con kênh N2 và N4 thuộc hệ thống kênh Phú Ninh nhưng hơn 5ha đất ruộng thuộc khối phố 4 (phường Trường Xuân, TP.Tam Kỳ) chỉ có thể sản xuất 1 vụ lúa đông xuân nhờ nước trời. Còn những tháng mùa hè như hiện nay thì đành bỏ hoang.

27/06/2014
Nông Dân Tự Xúc Tiến Thương Mại Nông Dân Tự Xúc Tiến Thương Mại

Mới sáng sớm, anh Nguyễn Hữu Tâm, Chủ nhiệm Tổ hợp tác trái cây Việts (Chợ Lách, Bến Tre) đã bấm điện thoại cho chúng tôi phấn khởi báo tin vui: “Các nhà vườn trong Tổ hợp tác hiện đang tập trung đóng lô hàng chôm chôm cấp đông đầu tiên lên tới hàng trăm tấn để xuất sang Hàn Quốc. Khi xuất xong lô hàng này chắc chắn sẽ mở thêm cơ hội cho nhiều loại trái cây khác nữa”.

27/06/2014
Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Thủy Lợi Nhìn Từ Thanh Sơn Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Thủy Lợi Nhìn Từ Thanh Sơn

Năm đầu tiên thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí, số diện tích hoàn tất thủ tục được thụ hưởng chính sách cấp bù thủy lợi phí mới có 30.100ha, số kinh phí cấp 13,4 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở số diện tích do Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi quản lý, đến năm 2010 nâng lên 75.243ha, kinh phí 63,6 tỷ đồng. Năm nay, dự kiến diện tích đưa vào quản lý gần 90 ngàn ha, kinh phí đề nghị cấp gần 100 tỷ đồng.

28/11/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.