Quế Long vững thời chiến, mạnh thời bình
Đầu tư mạnh hạ tầng nông thôn
Những ngày này, về Quế Long chúng tôi được tận mắt ngắm những con đường được trải bê tông phẳng lỳ, chạy tuốt từ nhà ra cánh đồng.
Người nông dân không còn phải lo cảnh đường sá lầy lội, sản xuất mất mùa như trước đây nữa.
Ông Đỗ Đình Hùng – Bí thư Đảng ủy xã cho biết, để có được bộ mặt như ngày hôm nay, giai đoạn 2011-2015, địa phương đã đầu tư trên 55 tỷ đồng cho hạ tầng.
“Là xã nghèo nên việc quan tâm đầu tư hạ tầng luôn được chính quyền xã và người dân quan tâm.
Nhờ sự quan tâm đầu tư hỗ trợ của cấp trên, xã đã bê tông hóa gần 29km đường giao thông các loại, đạt tỷ lệ gần 78%.
Trong đó, đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa 6/6km, đạt tỷ lệ 100%; đường trục thôn được cứng hóa, bê tông hóa 22,74km, đạt tỷ lệ 84,22%...” – ông Hùng chia sẻ.
“Từ nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất, Quế Long đã hỗ trợ cho người dân xây dựng nhiều mô hình sản xuất và chăn nuôi hiệu quả.
Hiện nay, ngoài làm lúa, trồng keo, trên địa bàn xã có hàng chục mô hình kinh tế gia trại, trang trại chăn nuôi gà tre, heo, chăn nuôi bò lai Sind cho thu nhập cao”.
Ông Hồ Anh Trung
Cảm nhận được sự đổi thay của làng quê nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), bà Nguyễn Thị Tài – Trưởng thôn Trung Thượng cho hay, lúc trước, hầu hết đường sá của thôn là đường đất, vào mùa mưa nhân dân đi lại rất cực khổ, việc sản xuất nông nghiệp cũng gặp nhiều trở ngại.
Từ năm 2011 đến nay, địa phương phát động thực hiện chương trình xây dựng NTM và được người dân tham gia rất nhiệt tình.
Nhiều hộ sẵn sàng hiến đất, tham gia ngày công để làm đường.
Nhờ đó, chỉ trong thời gian ngắn, nhiều tuyến đường trong thôn đã được trải bê tông phẳng lỳ, nhà cửa hai bên đường cũng được bà con đầu tư sửa sang, xây mới sạch đẹp, khang trang...
Quyết tâm về đích trong năm nay
Trò chuyện với phóng viên, ông Hồ Anh Trung – Chủ tịch UBND xã Quế Long cho biết, trước đây Quế Long là xã nghèo nhất nhì huyện Quế Sơn, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, thiếu thốn.
Nhưng từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, Quế Long đã có những thay đổi ngoạn mục.
“Thành quả lớn nhất Quế Long gặt hái được trong xây dựng NTM chính là vai trò chủ thể của người dân được phát huy, từ đó tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân, góp phần khuyến khích, động viên người dân tham gia đóng góp xây dựng NTM.
Đặc biệt, những năm gần đây đời sống của nhân dân đã được nâng lên đáng kể, từ chỗ thu nhập hơn 13,5 triệu đồng người/năm, nay đã đạt gần 26,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,31% (không kể 122 hộ chính sách)...” – ông Trung phấn khởi nói.
Được biết, từ năm 2011 đến nay Quế Long đã đầu tư xây dựng 18 công trình xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Chương trình xây dựng NTM.
Qua điều tra đánh giá, Quế Long đã hoàn thành 17/18 tiêu chí NTM (trong đó, do xã nằm gần chợ Đông Phú nên không cần đầu tư chợ).
Xã chỉ còn 1 tiêu chí chưa đạt là hệ thống chính trị, hiện đang chờ kết quả đánh giá của huyện.
Nếu đạt được tiêu chí trên, Quế Long sẽ cơ bản đạt chuẩn NTM trong năm 2016.
Có thể bạn quan tâm
Khác với thịt, trứng hay rau củ quả… người bán phải có đầy đủ giấy tờ để trình báo với cơ quan chức năng. Còn gạo thì chẳng ai hỏi đến nguồn gốc xuất xứ. Gần đây, một bộ phận người tiêu dùng dần dần ý thức hơn đến việc chọn gạo đóng túi, có thương hiệu. Và “có trâu là có cột”...
Việc sử dụng sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường hồ nuôi là hàng cấm, hàng giả được bán tràn lan trên thị trường đã khiến hàng loạt hộ nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở Thừa Thiên - Huế rơi vào cảnh trắng tay.
Sau 6 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Hà Tĩnh đã có 52 xã về đích. Để duy trì và phát triển bền vững những kết quả đó, tỉnh Hà Tĩnh đã đi đầu xây dựng xã NTM kiểu mẫu, với mục tiêu từ nay đến năm 2020 sẽ có 12 xã đạt chuẩn.