Quảng Trị có trên 100 ha tôm nuôi bị dịch bệnh, tỉnh cạn hóa chất
Ngày 13.6, Sở NNPTNT Quảng Trị cho biết, đến nay đã có trên 140 ha nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là tôm bị dịch bệnh (tăng 9,1% so với cả năm 2015), tình hình ngày càng diễn biến phức tạp. Cho đến nay, chỉ mới 40 ha tôm nuôi bị dịch bệnh gan tụy, đốm trắng được xử lý bằng 20 tấn hóa chất mà Bộ NNPTNT hỗ trợ dự phòng năm 2016 cho địa phương. Còn lại 100 ha chưa được xử lý vì Quảng Trị đã cạn sạch hóa chất.
Để có nguồn kinh phí phòng, chống dịch bệnh thủy sản, Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị đã nhiều lần trình đề nghị cấp kinh phí nhưng vẫn chưa có hồi âm. Mới đây, ngày 23.5.2016 Sở NNPTNT Quảng Trị tiếp tục trình xin kinh phí với tổng dự toán trên 923,6 triệu đồng để mua hóa chất xử lý trên 100 ha diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh nhưng vẫn chưa có câu trả lời.
Được biết, hiện nay Quảng Trị có khoảng 1.000 ha tôm nuôi. Trước đó, năm 2015 vì không được xử lý bằng hóa chất, người dân tự ý thải tôm chết ra môi trường tự nhiên khiến dịch bệnh gan tụy, đốm trắng lây lan trên diện rộng.
Có thể bạn quan tâm
Sáng ngày 01 tháng 6 năm 2016, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ (TP.HCM) tổ chức lễ thả giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, hưởng ứng ngày môi trường thế giới (05/6).
Từ học hỏi kinh nghiệm, anh Trần Trọng Nhị, xóm Cao Sơn, xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) nuôi thử nghiệm thành công và tự nhân giống ba ba trơn.
“Các tài liệu tham khảo từ các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật… mà Bộ Y tế tìm hiểu, kết quả cho thấy chưa có bằng chứng phenol gây ung thư. Một người nặng 50-55kg ăn 200 gram cá nhiễm phenol với hàm lượng 0,037mg/kg thể trọng mỗi ngày thì không bị ảnh hưởng xấu về sức khoẻ" - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết.