Quang Bình Thực Hiện Tốt Công Tác Phòng, Chống Dịch Bệnh Gia Súc, Gia Cầm
Quang Bình là một huyện có các tiềm năng lợi thế về đất đai, lực lượng lao động dồi dào để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Huyện có 2 tuyến đường quan trọng, đó là Quốc lộ 279 và Tỉnh lộ 183 chạy qua, nối từ Quốc lộ 2 với các tỉnh Lào Cai, Yên Bái.
Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán, có triển vọng cho ngành chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Xác định rõ tầm quan trọng đó, trong những năm qua huyện tập trung chỉ đạo ngành chức năng thường xuyên quan tâm đến công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm.
Trao đổi với phóng viên về công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trong thời gian qua, đồng chí Phùng Viết Vinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Quang Bình cho biết: Theo thống kê của huyện trong 5 tháng đầu năm 2014, tổng đàn trâu trên địa bàn huyện hiện có gần 22.000 con, đàn bò hơn 100 con, đàn dê trên 10.000 con, đàn lợn gần 52.000 con; tổng đàn gia cầm có gần 400.000 con.
Nhìn chung đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định. Ngay từ những ngày đầu năm, UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn, đội ngũ cán bộ phụ trách nông nghiệp trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn sản xuất, thống kê chuồng trại và dự trữ thức ăn cho gia súc.
Hiện nay toàn huyện có 8.120 hộ chăn nuôi gia súc, trong đó hộ có chuồng trại kiên cố là 4.964 hộ, hộ có chuồng tạm là 3.014 hộ, hộ không có chuồng là 142 hộ, số hộ có dự trữ thức ăn cho gia súc là 7.819 hộ, hộ không dự trữ thức ăn là 301 hộ.
Huyện thường xuyên chỉ đạo, tuyên truyền vận động nhân dân phòng, chống rét cho đàn gia súc, do vậy không có gia súc, gia cầm bị chết rét, chết đói. Thực hiện kế hoạch tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc năm 2014, huyện đã tích cực chỉ đạo ngành chuyên môn đôn đốc nhân dân tiêm phòng, chống dịch cho đàn gia súc, gia cầm.
Tính đến hết tháng 5.2014, huyện đã cung ứng tổng số 695 lít hóa chất phun tiêu trùng khử độc và vắc xin tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm; 21.900 liều vắc xin lở mồm, long móng trâu, bò; 21.200 liều vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò; 15.000 liều vắc xin tụ huyết trùng lợn; 7.000 liều vắc xin dịch tả lợn, 2.500 liều vắc xin dại chó.
Đến thời điểm này toàn huyện đã phun xong hóa chất và tiêm vắc xin lở mồm, long móng được 19.573 liều; tụ huyết trùng trâu, bò 18.523 liều; tụ huyết trùng lợn 13.507 liều, dịch tả lợn 5.818 liều, vắc xin dại chó 2.350 liều.
Cũng trước những diễn biến của dịch cúm AH5N1 xảy ra tại các tỉnh, huyện thành lập chốt kiểm soát, Đội kiểm tra liên ngành, thường xuyên duy trì chế độ trực 24/24 giờ, đảm bảo kiểm soát được công tác kiểm dịch vận chuyển, đến giữa trung tuần tháng 4.2014, các chốt kiểm dịch đã rút sau khi tình hình dịch bệnh đã ổn định...
Với sự chỉ đạo chặt chẽ thường xuyên của huyện, cộng với việc tổ chức triển khai thực hiện cụ thể của ngành chuyên môn nên trong thời gian công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Quang Bình đạt được nhiều kết quả tốt, trên địa bàn huyện không xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, vì thế đến nay đàn gia súc, gia cầm toàn huyện phát triển ổn định.
Tuy nhiên để duy trì tốt đàn gia súc, gia cầm không có dịch bệnh xảy ra, huyện tiếp tục chỉ đạo ngành chuyên môn, UBND các xã, thị trấn theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, đồng thời tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm theo chỉ đạo của tỉnh, đảm bảo không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn toàn huyện...
Có thể bạn quan tâm
Những năm trước đây, để tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất sản xuất, nông dân An Hòa Tây đã đầu tư trồng xen các loại rau màu trong diện tích hành tím, chủ yếu là cải xà lách trắng lấy hạt. Khi hành tím trồng được 30 ngày, nông dân trồng xen cải xà lách.
Từ năm 2005 đến nay, tỉnh Tây Ninh đã chi ngân sách gần 5 tỷ đồng để mua và thả bổ sung xuống hồ Dầu Tiếng gần 9 triệu con cá giống các loại, góp phần cải tạo môi trường nước, tăng sản lượng khai thác thủy sản, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho hơn 1.000 lao động sống ven hồ.
Trong khi đó, tại huyện Đơn Dương, thương lái đang thu mua cà chua thường với giá 7.000 đ/kg, cao nhất từ đầu năm đến nay. Như vậy, với năng suất bình quân đạt 8 tấn/1.000 m2 (sào), nhà vườn thu về trên dưới 30 triệu đồng tiền lãi sau khi đã trừ chi phí.
Dự án do Kỹ sư Nuôi trồng thủy sản Nguyễn Đình Tiệp thuộc Chi cục Thủy sản Hà Nội làm chủ nhiệm dự án. Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN – Sở KH&CN Hà Nội là đơn vị chủ trì thực hiện Dự án, Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc chịu trách nhiệm về công nghệ, Chi cục Thủy sản Hà Nội, Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa, Hội nông dân xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa và 4 hộ gia đình chịu trách nhiệm thực hiện thử nghiệm sản xuất.
“Tiêu ghép trên gốc cây trầu rừng Nam Mỹ Amazon năng suất cao, kháng bệnh tốt, chịu hạn, chịu ngập nhưng ở “quê hương” sản xuất giống tiêu này (Xuân Lộc - Đồng Nai) không ai trồng”.