Đánh thức kinh tế vườn từ tiêu chí số 20
Sau 2 năm triển khai, nhiều khu dân cư trong tỉnh được chỉnh trang, nhiều vườn hộ được cải tạo, phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế khá rõ nét.
Gia đình chị Nguyễn Thị Tú (thôn Bình Minh, xã Thạch Bình, thành phố Hà Tĩnh) phát huy hiệu quả kinh tế vườn, mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 424 khu dân cư và 860 vườn triển khai xây dựng mô hình mẫu, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tạo diện mạo mới cho nông thôn...
Nhiều hộ mạnh dạn cải tạo, phá bỏ vườn tạp, đầu tư phát triển kinh tế vườn.
Điển hình như: thôn 2 - Phúc Trạch, Nam Trà - Hương Trà (Hương Khê); Tân An - Cẩm Bình, Nam Thành - Cẩm Nam (Cẩm Xuyên); Hà Thanh - Tượng Sơn, Tân Văn - Thạch Văn (Thạch Hà)… Kinh tế vườn được người dân quan tâm; cây, con được bố trí lại hợp lý gắn với phát triển các sản phẩm chủ lực của địa phương.
Nhiều thôn trồng các loại giống mới, đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện của địa phương.
Riêng cây ăn quả đã trồng được gần 1 vạn, như: cam chanh, cam bù, bưởi Phúc Trạch, mít Thái, xoài Thái, xoài Úc, ổi Đài Loan...
Một số thôn áp dụng quy trình VietGap, sản xuất nông nghiệp hữu cơ..., tạo ra các sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đa số hộ dân sử dụng các loại chế phẩm như: Hatimic, Balasa N01...
để xử lý chất thải trong chăn nuôi, nước thải sinh hoạt và sản xuất phân bón hữu cơ.
Nhiều hộ còn đầu tư lắp đặt hệ thống tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt, phát huy hiệu quả trong sản xuất rau, củ, cây ăn quả.
Thạch Bình (TP Hà Tĩnh) những ngày này tràn ngập không khí sôi nổi xây dựng NTM, người người đào mương, đắp đường; nhà nhà trồng cây, chỉnh trang vườn tược...
Lãnh đạo thôn, xã, thành phố cũng tranh thủ ngày thứ 7, chủ nhật chỉ đạo, động viên nhân dân.
Phó Chủ tịch UBND xã Trần Huy Tiến cho biết, trước đây, vườn hộ ở Thạch Bình chủ yếu là cây tre, cọ để làm bóng mát, ít có giá trị kinh tế.
Từ khi phát động phong trào xây dựng vườn mẫu, người dân tích cực cải tạo vườn tạp, đắp đất vườn, trồng rau, củ, cây ăn quả, lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm...
Có nhiều vườn hộ cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Chị Nguyễn Thị Tú (thôn Bình Minh, Thạch Bình) cho hay: Đến nay, chỉ tính riêng các loại rau, củ trong vườn đã cho thu nhập trên 150.000 đồng/ngày.
Cùng với đó, hàng chục gốc ổi, chanh...
đã bắt đầu cho quả, hứa hẹn những mùa vụ bội thu.
Theo tính toán của Văn phòng Điều phối xây dựng NTM, thu nhập bình quân/vườn mẫu đạt 51,4 triệu đồng (27,2 triệu đồng/1.000 m2 - gấp 4 lần trồng lúa); nhiều vườn cho hiệu quả kinh tế cao, đạt trên 300 triệu đồng/vườn.
Hiệu quả từ phát triển kinh tế vườn hộ được khẳng định, người dân chuyển sang tư duy sản xuất theo hướng hàng hóa, kết nối với thị trường; phát huy hiệu quả, tiềm năng đất vườn và tận dụng được lao động nhàn rỗi.
Tuy nhiên, để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn từ kinh tế vườn, các cấp, ngành, địa phương cần tiếp tục quan tâm công tác phát triển kinh tế vườn nhằm nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư; lựa chọn cây, con chủ lực phù hợp với địa phương; thành lập các tổ hợp tác, HTX, vừa giúp nhau phát triển sản xuất, vừa tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
Bên cạnh đó cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ; sản xuất phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp, rác thải sinh hoạt hữu cơ; vệ sinh môi trường; tăng cường liên doanh, liên kết với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Nếu như cách đây hơn một tháng, hàng trăm nông dân trồng dưa các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi rơi vào cảnh điêu đứng vì dưa hấu rớt giá thảm hại, thì những ngày này, người trồng dưa đang phấn chấn, vui như trẩy hội khi các thương lái đến tận ruộng mua dưa hấu với giá từ 10.000 đến 11.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi hécta nông dân trồng dưa hấu có lãi hàng trăm triệu đồng.
Trước tình trạng công nghiệp hóa nông nghiệp gây ra nhiều hậu quả về mặt môi trường cũng như bất công về thu nhập đối với nông dân nghèo, Oxfam kêu gọi chính phủ các nước đầu tư vào mô hình nông nghiệp bền vững, và đảm bảo ít tác động tới hệ sinh thái.
Nhiều năm qua, vụ lúa trên đất nuôi tôm bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn… làm cho năng suất “giậm chân tại chỗ”. Khoảng thời gian 14 năm chuyển dịch tại Cà Mau cũng là thời gian nông dân thực hiện mô hình lúa - tôm băn khoăn về năng suất của cả con tôm và cây lúa.
Trong tự nhiên chạch bùn sống đáy, ở khu vực nước nông của sông, ao, hồ, kênh mương, ưa nước sạch; không thích hợp với môi trường bùn đáy ô nhiễm nhiều mùn bã hữu cơ.
Do nhu cầu sản phẩm tôm sống trên thị trường khá cao nên các nhà nghiên cứu từ đại học công nghệ Virginnia, Mỹ đã nghiên cứu phương pháp vận chuyển loài thủy sản này ở trong điều kiện ít nước hơn.