Quản Lý Và Phát Triển Nhãn Hiệu Tập Thể Chè Trại Cài

Đây là Quyết định mới được UBND tỉnh phê duyệt ngày 20-8. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ này là gần 90 triệu đồng, được trích từ nguồn sự nghiệp khoa học năm 2013của tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh giao cho Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Với hương thơm, vị đượm, chè Trại Cài (Đồng Hỷ) được người tiêu dùng biết đến hơn 30 năm nay. Vùng chè này có khoảng 600ha, trong đó 400ha tập trung ở xã Minh Lập, 200ha tập trung ở xã Hòa Bình. Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng chè, ngoài việc chuyển đổi giống chè bằng cách phá bỏ những diện tích chè Trung du già cỗi và trồng thay thế vào đó các giống chè lai như LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, chè Nhật…,
hiện nay, người dân ở khu vực này đang sản xuất trên 30ha chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt). Việc ra quyết định quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “chè Trại Cài” vào thời điểm tỉnh ta sắp tổ chức Festival Trà Thái Nguyên – Việt Nam lần thứ hai, năm 2013 sẽ giúp sản phẩm của vùng chè đặc sản này không bị làm giả, làm nhái, có được vị trí “xứng tầm” trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Hồ tiêu Quảng Trị có thương hiệu bởi chất lượng, nhưng thứ cây truyền thống hiệu quả kinh tế cao này đang thối gốc, héo lá rồi chết hàng loạt khiến người làm vườn như ngồi trên đống lửa vì không có cách chữa trị.

Tháng tư trời nắng như đổ lửa, trên những ruộng dưa hấu ở các đội Sao Vàng, Truyền Thống, thị trấn Việt Trung (Bố Trạch - Quảng Bình), bà con nông dân đang hối hả thu hoạch vụ mùa, chính trong năm. Thời điểm này, điệp khúc “được mùa mất giá” đang hiện hữu nơi đây khi giá dưa hấu đã tụt hơn một nửa so với năm ngoái, đồng thời một số chủ ruộng dưa lâm vào hoàn cảnh dở khóc dở cười vì thương lái “bỏ của chạy lấy người”...

Chủ nhiệm Hợp tác xã Hòa Lộc (xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, Tiền Giang) Nguyễn Thành Nhơn cho biết vụ xoài thu hoạch sớm năm nay nguồn cung không đủ cầu và có giá cao kỷ lục.

Thực hiện chuyển đổi giống cây trồng trên vùng đất sản xuất kém hiệu quả, đang được người dân các địa phương trong tỉnh quan tâm áp dụng. Mới đây người dân thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) đã thử nghiệm trồng giống táo dây xanh trên vùng đất khô hạn, bạc màu, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá rõ.

Cam Lộ (Quảng Trị) là một huyện trung du, có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, thủy văn và các vùng sinh thái khác nhau thích ứng cho quá trình đa dạng hóa nông nghiệp, trong đó lợi thế nhất là đồng cỏ để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Thực tế trong những năm qua, với sự tác động tích cực của các chính sách hỗ trợ của huyện, tỉnh, nông dân trong huyện đã khai thác được thế mạnh về đất đai và lao động đưa lại hiệu quả khá cao trong sản xuất cây công nghiệp ngắn, dài ngày và chăn nuôi trâu bò đàn.