Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Quản lý tôm nuôi khi gió bấc về

Quản lý tôm nuôi khi gió bấc về
Ngày đăng: 13/05/2015

Để giúp bà con khắc phục những ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, chúng tôi xin giới thiệu một số giải pháp quản lý sức khoẻ tôm nuôi vào thời điểm chuyển mùa như sau:

1. Thả giống

Thời điểm chuyển mùa thường có những cơn mưa lớn vào buổi chiều hay ban đêm. Tôm giống mới thả gặp mưa sẽ bị “sốc” môi trường, nhiệt độ… do đó, nên thả tôm giống vào buổi sáng sớm.

Nếu sau khi thả giống lại gặp những cơn mưa bất thường, dùng vôi nông nghiệp CaCO3 rải đều trên khắp bờ ao để khắc phục tình trạng pH giảm đột ngột làm tăng độc tính của khí H2S, ảnh hưởng đến sức khoẻ tôm nuôi (đặc biệt chú ý đối với các ao nuôi tôm trên vùng đất có nhiều phèn).

Sau khi dứt mưa, kiểm tra pH, nếu vẫn thấp, dùng vôi CaCO3 hoà tan trong nước, tạt đều vào ao nuôi, liều lượng 10-20 kg/1.000 m3, xử lý từ từ cho đến khi pH đạt trong ngưỡng cho phép (từ 7,5 trở lên).

Lưu ý: Khác với tôm sú, tôm chân trắng chịu được môi trường có pH cao hơn ngưỡng 7,5-8,5 nhưng không chịu được trong môi trường có pH thấp.

2. Quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi

Khi có mưa, bùn đất sẽ kéo từ trên bờ xuống ao, gây đục nước, hạn chế sự quang hợp của tảo. Nếu gây màu nước không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật tảo dễ bị tàn đột ngột, tôm thiếu ô-xy, tôm sẽ bỏ ăn, kéo đàn. Để khắc phục tình trạng này cần quản lý các chỉ tiêu môi trường ổn định, trong ngưỡng cho phép, gây màu nước bằng các loại chế phẩm sinh học chuyên dùng. Thí dụ như phân hữu cơ sinh học BIO COMPOST (sản xuất từ nguyên liệu chính là phân trùn quế (giun)), liều lượng 8-10 kg/1.000 m3.

3. Chăm sóc, quản lý

Sử dụng thức ăn chất lượng cao, chia làm 3-4 lần cho ăn/ngày, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi tôm được 1 tháng tuổi, cho ăn bổ sung vitamin trộn vào thức ăn giúp tôm tăng sức đề kháng, chống chọi được với các biến đổi khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu vào thời điểm chuyển mùa.

Khi nhiệt độ thấp, trời lạnh cho ăn thêm E.M tỏi, liều lượng 1 lít/10 kg thức ăn để phòng trị bệnh đường ruột cho tôm, kích thích tôm ăn nhanh hết thức ăn, chóng lớn.

Giữ độ sâu mực nước ao nuôi 1,2-1,5 m để ổn định nhiệt độ môi trường, không nên để nước quá sâu hoặc quá cạn, hạn chế tối đa những hoạt động có thể làm tôm bị "sốc" như bắt, kiểm tra tôm qua nhá (sàn), kéo lưới, san tôm… Định kỳ 7-10 ngày 1 lần dùng E.M thứ cấp, liều lượng 2-4 lít/1.000 m3 để ức chế, ngăn chăn sự xâm nhập của các vi-rút, vi khuẩn gây bệnh tôm.

Đối với tôm chân trắng thường phải nuôi với mật độ dày, do sự hoạt động mạnh của tôm trên các tầng nước thường gây đục nước, bùn đất bám vào mang làm tôm dễ bị sưng mang, đen mang… Trường hợp này sử dụng vôi nông nghiệp CaCO3 để lắng tụ các chất bẩn như: xác tảo, vỏ tôm, đất bùn… liều lượng 10-20 kg/1.000 m3, sau đó xi phông ra ngoài làm sạch đáy ao nuôi. Sử dụng vôi vào ban đêm để nâng cao nhiệt độ nước khắc phục thời tiết lạnh, đồng thời hạn chế mức độ tăng pH.

Trong mùa mưa, tôm nuôi có thể bị mềm vỏ, khó lột xác, tôm không ăn được thức ăn. Để khắc phục tình trạng này, dùng Dolomite, liều lượng 10-20 kg/1.000 m3, xử lý từ từ cho đến khi độ kềm đạt ngưỡng cho phép.

4. Thu hoạch

Khi tôm đạt kích cỡ thương phẩm, chài và cân tôm để kiểm tra tốc độ tăng trưởng. Nếu tốc độ tăng trưởng trong tuần chậm, mức tăng thu nhập thấp hơn so với mức tăng chi phí (thức ăn tôm, tiền điện, công lao động…) thì nên tiến hành thu hoạch. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh thu hoạch trong giai đoạn lột xác, thu tôm dứt điểm trong một ngày. Tôm chân trắng thu buổi sáng ít lột xác hơn so với buổi chiều.

Tags: quan ly tom nuoi, nuoi trong thuy san, nuoi tom


Có thể bạn quan tâm

Khí độc H2S - “sát thủ giấu mặt” của tôm nuôi Khí độc H2S - “sát thủ giấu mặt” của tôm nuôi

Trong quá trình nuôi, các chất thải được máy quạt nước gom tụ vào giữa đáy ao (đối với ao đáy bùn đất thì một lượng chất thải vẫn còn phân bố xung quanh nền đáy). Đống chất thải này phân thành 2 lớp.

12/03/2015
Cá rô phi ngăn cản sự phát sinh mầm bệnh tôm Cá rô phi ngăn cản sự phát sinh mầm bệnh tôm

Mới đây một nhóm nghiên cứu ở Philipin đã hướng dẫn một trại nuôi tôm thử nghiệm, nuôi luân canh kết hợp tiền xử lý sinh học (biologicalpre-treatment) và nuôi ghép cá rô phi với tôm trong một hệ thống được gọi là Tilapia Water Introduction on Prawn Systems (TIPS).

12/03/2015
Phương pháp nuôi tôm mùa mưa Phương pháp nuôi tôm mùa mưa

1. Phải có hệ thống ao chứa lắng đầy đủ: Thường ao chứa có diện tích bằng 1/3 ao nuôi nhưng có điều kiện thì ao chứa bằng ao nuôi càng tốt.

12/03/2015
Cách quản lý ao tôm thâm canh, bán thâm canh hạn chế dịch bệnh Cách quản lý ao tôm thâm canh, bán thâm canh hạn chế dịch bệnh

Trong năm 2011 và năm 2012, nuôi tôm nước lợ tại các tỉnh ven biển trong cả nước bị thiệt hại nặng trên diện rộng do dịch bệnh và hội chứng hoại tử gan tụy. Tuy nhiên trong vùng dịch vẫn có một số mô hình quản lý tốt cho kết quả vụ nuôi tôm thành công.

12/03/2015
Gây màu nước trong ao nuôi tôm Gây màu nước trong ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm, màu nước nuôi rất quan trọng. Có màu nước lợi cho tôm và cũng có màu nước lại gây hại cho tôm. Vì vậy người nuôi tôm cần nắm vững quy luật thay đổi màu nước. Bản chất của màu nước được định lượng bằng hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ chứa trong nước.

12/03/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.