Protein mới giúp tăng tỷ lệ sống của tôm
Một chế độ ăn có chứa một protein đơn bào mới được phát triển bởi KnipBio đã được chứng minh là làm tăng ít nhất 30% tỉ lệ sống của tôm giống tôm chân trắng Thái Bình Dương.
Protein mới giúp tăng tỷ lệ sống của tôm. Ảnh minh họa
Năm thử nghiệm cho thấy thức ăn nuôi tôm bao gồm bột KnipBio Meal (KBM) của công ty Massachusetts giúp tỷ lệ tôm sống cao hơn đáng kể so với tôm ăn chế độ ăn bột cá thương mại tiêu chuẩn.
Cuộc thử nghiệm đầu tiên được tiến hành tại Đại học Roger Williams. Trong thử nghiệm, tôm được tách thành nhóm đối chứng ăn một khẩu phần ăn thương phẩm có chứa bột cá menhaden và một nhóm thực nghiệm ăn một chế độ ăn mà một nửa bột cá đã được thay thế bằng KBM. Sau 42 ngày, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy tỷ lệ chết giảm 35% ở tôm thí nghiệm so với nhóm đối chứng.
Hai thử nghiệm thức ăn bổ sung đã được tiến hành tại một trường đại học Hoa Kỳ được công nhận trong nghiên cứu nuôi trồng thủy sản nước ấm. Nhóm thứ nhất bao gồm một nhóm đối chứng và hai nhóm thực nghiệm được cho ăn các tỷ lệ khác nhau của bột cá và KBM. Nhóm đối chứng tiếp tục được ăn chế độ ăn với bột cá, nhóm thử nghiệm đầu tiên được cho ăn chế độ ăn trong đó 50% bột cá được thay thế bởi KBM, và nhóm thử nghiệm thứ hai ăn một khẩu phần ăn với bột cá được thay thế bằng KBM. Sau 42 ngày, cả hai nhóm thử nghiệm cho thấy tỷ lệ sống tăng 30% so với chế độ ăn thương mại.
Thử nghiệm khác bao gồm một nhóm đối chứng và bốn nhóm thử nghiệm được cho ăn một khẩu phần có tỷ lệ bột cá và KBM khác nhau. Sau sáu tuần, tất cả bốn quần thể thử nghiệm đều có tỷ lệ sống cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng. Một số nhóm thử nghiệm cho thấy sự gia tăng khả năng sống từ 40% đến 100% so với nhóm đối chứng.
Trong khi đó, hai thử nghiệm về khả năng sống của tôm được tiến hành tại một cơ sở nghiên cứu khoa học ở Châu Á với chuyên môn hàng đầu về những thách thức về bệnh tôm. Các thí nghiệm được thiết kế để kiểm tra xem liệu chế độ ăn có chứa KBM có thể cải thiện khả năng sống trong một quần thể tôm đã bị phơi nhiễm với Hội chứng chết sớm (EMS, hay còn gọi là Hội Chứng hoại tử gan tụy cấp). Tôm trong quần thể thử nghiệm được cho ăn số lượng KBM khác nhau như là một chất thay thế cho bột cá hoặc đậu nành tinh lọc.
Sau 14 ngày tôm tiếp xúc với mầm bệnh gây ra EMS là Vibrio parahaemolyticus. Vào cuối đợt thử nghiệm, tôm đã nuôi bằng KBM có tỷ lệ sống tăng 30 - 46% so với các nhóm đối chứng có chế độ ăn thương mại tiêu chuẩn. Trong tất cả các nhóm thử nghiệm, tôm nuôi bằng thức ăn chứa KBM luôn đạt kết quả tốt hơn so với nhóm đối chứng trong phân tích mô học về bệnh lý học sử dụng hệ thống phân loại G.
Larry Feinberg, Giám đốc điều hành của KnipBio, cho biết: “Mặc dù những thử nghiệm này là sơ bộ, chúng tôi rất hài lòng với kết quả chúng tôi đang nhìn thấy. Kết hợp với nhau, những thử nghiệm này cho thấy chế độ ăn có chứa KnipBio Meal mang lại lợi ích đáng kể so với các công thức chế độ ăn thương mại tiêu chuẩn trong điều kiện bình thường cũng như ở tôm bị bệnh. Chúng tôi dự định tiến hành thêm nhiều thử nghiệm bổ sung để xác nhận những phát hiện này, để hiểu được cơ chế hoạt động và để xác định tỷ lệ thay thế KBM tối ưu nhằm cải thiện khả năng sống của tôm và tối đa hoá việc chuyển đổi thức ăn”.
“Chúng tôi tin rằng nuôi trồng thủy sản mang lại một cơ hội thị trường đáng kể cho KnipBio Meal. Hơn 20 tỷ USD tôm nuôi được bán ra mỗi năm trên khắp thế giới và thị trường đang tăng trưởng đáng kể. KnipBio Meal cung cấp một cách có trách nhiệm để hỗ trợ thị trường này bằng một nguồn protein thay thế bền vững mà không phụ thuộc vào việc làm suy giảm nguồn cá tự nhiên làm đầu vào, có khả năng cải thiện sản lượng và lợi nhuận cho các nhà nuôi trồng thủy sản”.
Có thể bạn quan tâm
Hiện các tỉnh Nam bộ đang trong mùa mưa cũng là thời điểm bước vào thả giống và nuôi tôm vụ 2 ở nhiều địa phương làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tỷ lệ sống của tôm nuôi. Cần có những biện pháp kịp thời để hạn chế những tác động của mưa lớn gây nên.
Hải sâm trắng (Holothuria scabrra) vừa là món đặc sản quý hiếm, vừa là dược liệu bồi dưỡng sức khỏe cho nên có giá trị thương phẩm khá cao.
Tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 5.350ha diện tích nuôi tôm nước lợ, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm thẻ và tôm sú. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, bệnh trên tôm diễn biến ngày càng phức tạp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi tôm trong tỉnh.
Cá rô phi đỏ (red Tilapia), thường gọi cá điêu hồng được nhập vào nước ta năm 1985 từ Malaysia. Cá rô phi đỏ là loài cá dễ nuôi, nhanh lớn, chất lượng thịt ngon và rất được giới tiêu dùng ưa chuộng. Cá rô phi đỏ có thể sống được cả môi trường nước ngọt và nước lợ, pH từ 5 – 9, thích hợp nhất là 6,8 – 8,3;
Người nuôi cá điêu hồng không ai không gặp qua bệnh nổ mắt và bệnh trắng mang, thối mang trên cá điêu hồng. Bệnh thường xảy ra vào mùa có nhiệt độ nước tăng cao, khi hàm lượng oxy hoà tan trong nước thấp, cá nuôi với mật thả cao, trọng lượng cá từ 100g trở lên.