Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Quản lý môi trường nước và nền đáy trong nuôi tôm

Quản lý môi trường nước và nền đáy trong nuôi tôm
Tác giả: TSVN
Ngày đăng: 27/02/2021

Nuôi trồng thủy sản ở nước ta đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.  Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay là môi trường của vùng nuôi và môi trường ao nuôi tôm rất khó kiểm soát. Vì vậy, việc tăng cường quản lý môi trường là rất cần thiết và cấp bách.

Ảnh hưởng của các yếu tố

Các yếu tố thủy, lý, hóa: Nhiệt độ nước, độ sâu mực nước, độ trong, độ mặn, độ kiềm, pH, ôxy hòa tan (DO), Carbonic (CO2), Amoniac (NH3), Nitrite (NO2) và Hydrogen sulfide (H2S)… có liên quan mật thiết tới tôm nuôi. Ngoài ra, một số trường hợp ngộ độc do kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật có thể gây ô nhiễm trong NTTS.

Các yếu tố thủy sinh như sinh vật phù du có liên quan tới màu nước và biến đổi hàm lượng DO, độ kiềm, độ pH của nước.

Môi trường đất đáy như: pH, thế ôxy hóa – khử, thành phần cơ giới đất, một số thành phần hóa học như carbon hữu cơ, nitơ, phốt pho, các kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật tồn đọng… cũng là những yếu tố cần được quan tâm trong nuôi tôm.

Giải pháp về môi trường

Một số mô hình nuôi tôm sinh thái ở ĐBSCL như: Nuôi trong điều kiện có độ mặn cao, nuôi tôm lúa trong nội đồng có độ mặn thấp (nước ngọt) trong mùa mưa, nuôi tôm trên đầm quảng canh ở Bạc Liêu và Cà Mau. Nuôi tôm sinh thái chủ yếu dựa vào thức ăn tự nhiên nên không thể thả tôm nuôi với mật độ dày. Mô hình tôm lúa 2,5 con/m2 và quảng canh 3 con/m2. Sử dụng thức ăn tự nhiên và sử dụng ít phân hữu cơ gây màu nên không làm ô nhiễm môi trường, do đó không cần xử lý nước thải ra. Năng suất nuôi tôm sinh thái trong ruộng lúa đạt 200 kg/ha, trong khi năng suất tôm nuôi trong đầm quảng canh chỉ đạt 150 – 200 kg/vụ.

Mô hình nuôi xen ghép trước đây cũng đang được mở rộng. Nuôi tôm xen với cá kình, cua, rong câu như ở Thừa Thiên – Huế, sử dụng rong câu, cá rô phi, cá bống tượng, cá măng nuôi luân canh trong ao tôm. Tuy nuôi xen ghép không mang lại “siêu lợi” như nuôi đơn tôm sú nhưng rủi ro được hạn chế nhiều, người nuôi vẫn có lãi, môi trường được bảo vệ.

Do chủ trương mở rộng nuôi TTCT trên phạm vi toàn quốc, các đối tượng như cá bống kèo, cá chẽm (cá vược) có thể được thực hiện ở một số vùng nuôi tôm sú bị bỏ hoang hay đang suy thoái có thể nuôi đối tượng mới này.

Sử dụng chế phẩm sinh học từ các nhóm vi khuẩn, nấm men nhằm mục đích cải thiện sức khỏe động vật và môi trường thủy sản đang trở nên ngày càng phổ biến.

Các loại vi khuẩn có trong men vi sinh thường gồm các chủng Bacillus là nhóm vi khuẩn yếm khí, thích hợp sử dụng trong ao và trộn vào thức ăn. Nhóm này chịu nhiệt cao, thuận lợi trong quá trình chế biến thức ăn viên. Các nhóm Lactobacillus là nhóm vi khuẩn yếm khí tùy nghi, có khả năng phân giải bột đường thành axit hữu cơ, thích hợp trong sản xuất giống thủy sản vì chúng có tác dụng hiệu quả trong sản xuất thức ăn sống và nuôi ấu trùng làm thức ăn cho tôm, cá giống. Các nhóm Nitrobacter, Nitrosomonas là nhóm vi khuẩn hiếu khí. Khi sử dụng sẽ tiêu hao nhiều ôxy trong ao. Do đó, cần cung cấp đủ ôxy để đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi và tăng hiệu quả hoạt động của men vi sinh. Đây là các vi khuẩn giúp biển đổi các khí độc NH3 thành sản phẩm ít độc NO3 qua quá trình nitrate hóa.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng vụ đông tại Thanh Hóa Hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng vụ đông tại Thanh Hóa

Thời tiết mùa đông giá lạnh gây ra nhiều khó khăn trong nuôi trồng thủy sản, nhưng nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đầu tư nhà bạt để nuôi tôm thẻ chân trắng

26/02/2021
Xử lý bệnh nấm ở cá cảnh Xử lý bệnh nấm ở cá cảnh

Nhiễm nấm là một trong những bệnh phổ biến thường thấy ở cá cảnh. Khi bị bệnh nặng mà không được điều trị cá sẽ yếu dần và chết, ảnh hưởng đến kinh tế

27/02/2021
Lưu ý khi sử dụng chế phẩm sinh học Lưu ý khi sử dụng chế phẩm sinh học

Hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm sinh học trước khi thả tôm giống? Nguyên tắc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản?

27/02/2021
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.