Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quản Lý Giống Thủy Sản Năm 2013

Quản Lý Giống Thủy Sản Năm 2013
Ngày đăng: 09/09/2013

Năm 2013, nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bến Tre tiếp tục gặp khó khăn do sự thay đổi thất thường của thời tiết, giá thủy sản thương phẩm không ổn định, dịch bệnh xảy ra thường xuyên, môi trường nuôi suy thoái,…

Mặc dù vậy, nghề nuôi tôm biển ở Bến Tre vẫn gặt hái được kết quả đáng khích lệ. Nhiều hộ nuôi tôm có lãi cao nhờ được mùa lại được giá. Để đạt được kết quả đó, bên cạnh kinh nghiệm sản xuất và ý thức chấp hành các quy định về quản lý giống thủy sản của người nuôi trên địa bàn tỉnh (chọn giống, xét nghiệm giống trước khi thả nuôi), là sự quan tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sự nỗ lực không ngừng trong công tác quản lý giống của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản, sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan ban ngành có liên quan.

Thống kê số liệu công tác kiểm dịch cho thấy số lượng tôm giống qua kiểm dịch tăng theo từng năm: năm 2011 kiểm dịch 2,5 tỷ con, năm 2012 là 3,7 tỷ, đến cuối tháng 8-2013 kiểm dịch trên 4 tỷ con. Qua kiểm dịch đã phát hiện nhiều bệnh (nguyên sinh động vật bám, phát sáng, còi tôm, đốm trắng,…) Chi cục Nuôi trồng Thủy sản đã thực hiện xử lý theo quy định nhằm giảm thiểu rủi ro cho người nuôi, góp phần làm giảm khả năng xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi. Số lượng mẫu xét nghiệm tăng, đặc biệt các chỉ tiêu bệnh như IHHNV, IMNV, Vibrio parahaemolyticus ngày càng được người dân quan tâm.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, vẫn còn hiện tượng một số cơ sở sản xuất giống chưa tự giác khai báo kiểm dịch trước khi xuất bán; một số người nuôi thả giống không qua kiểm dịch, giống không rõ nguồn gốc nhằm giảm chi phí đầu vào,… là nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh, hủy hoại môi trường nuôi.

Để công tác kiểm dịch giống được thực hiện tốt, ngoài sự nỗ lực của đơn vị làm công tác quản lý giống, sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành có liên quan, còn cần có sự góp sức của người nuôi thủy sản. Khi người nuôi nhận thức được trách nhiệm với cộng đồng, họ sẽ tự giác thực hiện công tác kiểm dịch giống trước khi thả nuôi, góp phần giảm thiểu dịch bệnh, tạo điều kiện nghề nuôi thủy sản được bền vững, lâu dài.

Bên cạnh đó, Chi cục đã trang bị đầy đủ các thiết bị liên quan đến công tác kiểm dịch; xây dựng phòng xét nghiệm bệnh hoạt động theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005, đồng thời là phòng xét nghiệm được chỉ định của Bộ NN&PTNT, phục vụ tốt cho công tác kiểm dịch cũng như công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản. Với 17 kiểm dịch viên thường xuyên tham gia công tác kiểm dịch đã được Cục Thú y đào tạo và cấp thẻ kiểm dịch viên, công tác kiểm dịch giống của Chi cục ngày càng được nâng chất, tạo uy tín cho người nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Công tác phối hợp với các đơn vị có liên quan như: Thanh tra Sở NN&PTNT, Phòng NN&PTNT 3 huyện biển, Đội kiểm tra liên ngành huyện và Cảnh sát giao thông được Chi cục thực hiện thường xuyên, đã góp phần đem lại hiệu quả trong công tác quản lý giống nói chung và công tác kiểm dịch giống thủy sản nói riêng.

Trong thời gian tới, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản sẽ phát huy các thành quả đạt được; tiếp tục phối hợp với các ngành có liên quan, địa phương, đặc biệt là các Ban Quản lý vùng nuôi tôm biển tăng cường công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc kiểm dịch giống; tiếp tục nâng chất công tác kiểm dịch giống, thường xuyên đào tạo đội ngũ cán bộ thực hiện kiểm dịch giống thủy sản; nâng chất công tác xét nghiệm bệnh bằng việc duy trì phòng xét nghiệm được chỉ định của Bộ NN&PTNT và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005; tăng cường công tác kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản và an toàn vệ sinh thực phẩm các trại sản xuất giống thủy sản trên địa bàn tỉnh, nhằm tạo ra con giống đạt chất lượng để cung cấp cho người nuôi; phối hợp với các ngành chức năng và địa phương tăng cường kiểm soát việc chấp hành các quy định về quản lý giống tôm biển đối với các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh và nhập tỉnh; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về qui định quản lý giống.


Có thể bạn quan tâm

Cơ sở sản xuất tôm với mật độ cao thắng giải thưởng sáng tạo Cơ sở sản xuất tôm với mật độ cao thắng giải thưởng sáng tạo

Công nhân nuôi tôm tại cơ sở nuôi trồng thủy sản AquaScience trên đất liền ở Natal,Brazil. Cơ sở này được điều hành bởi khu nuôi thủy sản Camanor Produtos Marinhos Ltda.,khu nuôi có mức độ sản xuất cao với phương pháp ít thay nước.

02/11/2015
Thử nghiệm công nghệ mới vì sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam Thử nghiệm công nghệ mới vì sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam

Là một phần quan hệ đối tác với Trung tâm Công nghệ nuôi trồng Thủy Sản Việt Nam Đan Mạch (VIDATEC), DHI và cộng tác viên của chúng tôi đã bắt đầu thử nghiệm sáng tạo công nghệ nuôi trồng thủy sản trong một trang trại kinh doanh nuôi cá trê ở miền Nam Việt Nam.

02/11/2015
Tâm sáng của những chi hội trưởng lão làng Tâm sáng của những chi hội trưởng lão làng

Dù đã vào tuổi xấp xỉ 80, nhưng họ vẫn được hội viên, nông dân (ND) tín nhiệm “bắt” đảm nhận “chức” chi hội trưởng (CHT) chi hội nông dân. Họ trở thành những “già làng” của Hội ND. Với họ, tuổi cao, sức khỏe giảm nhưng nhiệt huyết, uy tín thì không giảm sút.

02/11/2015
Phương thức nuôi mới có thể nâng danh tiếng của cá rô phi từ vực thẳm Phương thức nuôi mới có thể nâng danh tiếng của cá rô phi từ vực thẳm

Nếu bất kỳ loài cá nào có thể sử dụng một số PR tốt thì đó chính là cá rô phi.Giống như một chính trị gia luôn dính vào vụ bê bối, nó bị cho là phá hoại hồ nguyên sơ vì bị nhiễm kích thích tố và gây ra tổn hại dinh dưỡng hơn thịt xông khói.

02/11/2015
Nông dân phố trổ tài thử trồng đặc sản vùng núi Nông dân phố trổ tài thử trồng đặc sản vùng núi

Là một loại rau quả được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta, su su không khó trồng như bạn tưởng. Việc sở hữu một giàn rau quả su su tại nhà là điều mà các nông dân phố hoàn toàn có thể làm được trong tầm tay.

02/11/2015