Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Quản lý cỏ dại đầu vụ đông xuân ở ĐBSCL

Quản lý cỏ dại đầu vụ đông xuân ở ĐBSCL
Tác giả: KS. Dương Quốc Phong
Ngày đăng: 10/04/2021

Chủ động sản xuất và quản lý dịch hại trước những bất lợi của hạn mặn và thời tiết thay đổi bất thường nhằm giúp bà con nông dân vùng ĐBSCL đạt vụ mùa thành công.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, việc xuống giống 1,6 triệu ha lúa đông xuân, trong đó diện tích có khả năng ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn và hạn hán của các tỉnh ven biển là hơn 300.000ha, chiếm hơn 35% diện tích xuống giống của vùng ven biển và chiếm hơn 21% diện tích xuống giống lúa ĐX 2016 - 2017 toàn vùng ĐBSCL. Vì vậy, chủ động tính toán diện tích, thời vụ gieo trồng hợp lý nhằm hạn chế ảnh hưởng, thiệt hại do thiếu nước, xâm nhập mặn là việc làm hết sức quan trọng.

Đối với khâu chuẩn bị đất: Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, cày, xới, trục và san bằng mặt ruộng sẽ giúp phân hủy các chất hữu cơ, tiêu diệt mầm bệnh, hạn chế cỏ dại, lúa cỏ đồng thời sẽ làm đất tơi xốp hơn, bằng phẳng hơn tạo tiền đề cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

Đối với đất phèn mặn cần lưu ý: Trước khi xuống giống khoảng 2 tuần tiến hành bón vôi đều khắp ruộng để đuổi mặn, hạ phèn. Sau khi bón vôi, đưa nước vào ngập ruộng từ 10 - 15cm, tối thiểu khoảng 2 tuần để độc chất mặn và phèn đi ra dung dịch đất rồi xả bỏ và tiếp tục đưa nước mới vào, làm lặp lại  2 - 3 lần trước khi gieo sạ sẽ giảm được thiệt hại do mặn, phèn gây ra. Sau đó tiến hành san bằng mặt ruộng và đánh rãnh thoát nước chuẩn bị xuống giống.

Khuyến cáo chọn giống: Nhằm hạn chế việc thiếu nước sản xuất, đất bị nhiễm phèn, mặn… nên chọn giống xác nhận, chọn giống tốt (hạt chắc, mẩy, tỷ lệ hạt nẩy mầm >90% và được xử lý diệt mầm bệnh trước khi gieo), chọn các giống lúa ngắn ngày để gieo trồng (90 - 95 ngày) và giống có khả năng chống chịu phèn mặn.

Xử lý hạt giống: Xử lý bằng thuốc kích thích sinh trưởng Dekamon 22.43L với liều khuyến cáo 5ml Dekamon 22.43L/15 lít nước, ngâm giống 12 giờ vớt ra ủ bình thường. Việc xử lý sẽ giúp mầm lúa khỏe, ra rễ nhiều hơn.

Đặc biệt, để giúp bà con quản lý tốt cỏ dại, Cty CP Nông Dược HAI đưa ra quy trình sau: (Xem bảng)

Bộ thuốc trừ cỏ của Nông Dược HAI rất tiện dụng và linh hoạt, có thể áp dụng vào nhiều thời điểm khác nhau, quản lý tốt cỏ dại hoàn toàn chủ động theo ý muốn:

Giai đoạn 3 - 4 ngày sau sạ: Sử dụng cặp thuốc trừ cỏ Clipper 25OD + Tomtit 360EC.

Giai đoạn 7 - 15 ngày sau sạ: Sử dụng cặp thuốc trừ cỏ Clipper 25OD + Clincher 10EC.

Đối với lúa trên 15 ngày sau sạ (kể cả cỏ có bông): Sử dụng cặp thuốc trừ cỏ Clipper 25OD + OK 683SL là làm sạch cỏ dại (đặc biệt là nhóm cỏ khó trị chác lác…).


Có thể bạn quan tâm

Chăm sóc cây bơ để hạn chế rụng trái Chăm sóc cây bơ để hạn chế rụng trái

Hiện đang là thời điểm cây bơ tập trung ra hoa đậu trái nhưng tỉ lệ đậu trái thấp, đặc biệt là bơ booth, vậy chăm sóc như thế nào để hạn chế rụng trái?

09/04/2021
Phục hồi vườn cây ăn trái sau hạn mặn Phục hồi vườn cây ăn trái sau hạn mặn

Công ty Behn Meyer chia sẻ quy trình 4 bước phục hồi vườn cây bị nhiễm mặn: rửa mặn, phục hồi bộ rễ, hỗ trợ bộ lá, hoàn thiện bộ rễ và bộ lá.

09/04/2021
Quản lý cỏ dại vụ hè thu Quản lý cỏ dại vụ hè thu

Muốn quản lý cỏ dại hiệu quả, bà con cần kết hợp đồng loạt nhiều phương pháp. Trước hết là dọn sạch tàn dư thực vật ở vụ trước và chọn giống tốt

10/04/2021
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.