Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Chăm sóc cây bơ để hạn chế rụng trái

Chăm sóc cây bơ để hạn chế rụng trái
Tác giả: Hồng Huệ
Ngày đăng: 09/04/2021

Hiện đang là thời điểm cây bơ tập trung ra hoa đậu trái nhưng tỉ lệ đậu trái thấp, đặc biệt là bơ booth, vậy chăm sóc như thế nào để hạn chế rụng trái?

Để trái bơ đạt kích cỡ và chất lượng cao, các giai đoạn tiếp theo nhà vườn cần chú ý bổ sung dinh dưỡng phù hợp. Ảnh: IT.

Cây bơ Tây Nguyên có đặc trưng là tỉ lệ đậu trái thấp, đặc biệt là bơ booth. Thời điểm tập trung ra hoa đậu trái vào khoảng tháng 3, 4. Giai đoạn cây ra trái non là cuối mùa khô, đầu mùa mưa. Thời điểm này, dễ xảy ra hiện tượng rụng nhất.

Một trong những nguyên nhân là do phần lớn nông dân ít chủ động tưới tiêu mà chờ nước từ mưa cung cấp cho cây. Điều này làm gia tăng khả năng cây bị sốc do điều kiện thay đổi đột ngột. Những cây không có nước tưới thường xuyên bỗng nhiên tiếp nhận một lượng nước lớn làm cây tập trung hút nước mạnh dẫn đến tầng rời ở cuống trái mọng nước làm trái non bị rụng.

Tại những vùng chuyên canh cây bơ ở tỉnh Đắk Lắk, những nhà vườn kinh nghiệm rất chú ý đến việc quản lí ẩm độ cho vườn cây bằng cách tưới lượng nước phù hợp song song với bón phân cân đối ở giai đoạn sau khi cây đậu trái. Với bà con, đây là bí quyết quyết định năng suất về sau.

Theo các nhà khoa học, đối với cây bơ hay bất cứ cây ăn trái nào khác, khi đậu trái sẽ xảy ra hiện tượng rụng sinh lí. Đây là hiện tượng rụng trái bình thường, tỷ lệ rụng trung bình từ 10 - 30% tùy vào tuổi cây, tỷ lệ trái đậu trên cây.

Thông thường tỷ lệ đậu trái cao thì tỷ lệ rụng trái sinh lý cao hơn. Ngoài ra, việc rụng trái của cây còn do các yếu tố khác chi phối như thời tiết: nắng hạn, mưa nhiều làm cho cây không hút được dinh dưỡng để nuôi trái, trái sẽ bị rụng. Rụng trái do sâu bệnh hại. Và rụng trái do bón phân không đầy đủ, mất cân đối, bón không đúng kỹ thuật.

Theo đó, trong giai đoạn tăng trưởng và tích lũy chất khô của trái, bón kali không cân đối với đạm (kali thấp, đạm cao) đã làm cho trái bơ chứa nhiều nước, làm nứt trái và rụng. Ngoài ra, trái bơ chứa nhiều nước sẽ có nguy cơ dễ bị bọ xít muỗi; nấm Phytophthora tấn công gây hại làm cho trái bơ bị rụng.

Hiện nay, hầu hết các nhà vườn chuyên canh cây bơ đều nắm rõ nguyên lí dinh dưỡng ảnh hưởng ra sao đến sự phát triển, năng suất, chất lượng trái. Vì vậy, ngay từ giai đoạn sau thu hoạch, nhà vườn đã tập trung dinh dưỡng để cây hồi phục sau thời gian dài nuôi trái bằng cách bón với tỉ lệ đạm cao để nuôi được bộ lá khỏe. Sau khi cây đậu trái, việc quan trọng là cân đối dinh dưỡng hợp lí để cây không bị rụng trái non. Nhất là phải bổ sung các chất trung vi lượng, đặc biệt là canxi, bo.

Theo các nhà khoa học, giai đoạn cây ra trái non, để hạn chế hiện tượng rụng trái. Nhà vườn cần chú ý quản lí tốt yếu tố dinh dưỡng và ẩm độ, vốn là 2 tác nhân chính khiến cây rụng trái. Đối với ẩm độ: giai đoạn trái nhỏ bằng ngón tay đến bằng quả trứng gà, nên tưới nước từ 200-300lit, khoảng 10 ngày/lần, tưới xoa, đều khắp vườn.

Với dinh dưỡng: chú ý bón phân cân đối, nên chọn các sản phẩm NPK chuyên dùng cho cây ăn trái có bổ sung nguyên tố trung vi lượng như canxi, magiê, bo, kẽm,…. Riêng nguyên tố Bo, các nhà khoa học cho biết, giai đoạn hoa vừa thụ tinh, mới đậu trái, nguyên tố Bo là rất cần thiết.

Bón phân giai đoạn này, nhà vườn nên chọn bón các loại phân NPK có tỉ lệ cân bằng nhau như NPK Đầu Trâu 16-16-13+TE, của Công ty CP Phân bón Bình Điền lượng bón tùy vào năng suất của cây. Chú ý, không bón kali liều cao cho cây bơ ở giai đoạn đầu này vì sẽ làm cho trái bơ nhỏ đi, và không đạt kích cỡ như mong muốn.

Song song đó, cũng cần theo dõi thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời các nấm bệnh trên cây bơ làm cây cho năng suất thấp như thối rễ, ghẻ ở vỏ. Ở giai đoạn trái non là thời điểm trái bơ dễ bị tấn công nhất. Vì vậy, cần treo bẫy dẫn dụ côn trùng, hoặc bao trái sẽ vừa giúp giữ phẩm chất trái ngon vừa hạn chế rụng trái.

Để trái bơ đạt kích cỡ và chất lượng cao, các giai đoạn tiếp theo nhà vườn cần chú ý bổ sung dinh dưỡng phù hợp, cụ thể:

- Những đợt bón nuôi trái tiếp nên sử dụng phân NPK chuyên dùng cho cây ăn trái với liều lượng cân đối, có bổ sung trung vi lượng như NPK Đầu Trâu AT1, AT3 bón trong thời kì nuôi trái. Bón từ 1.5-2kg/gốc.

- Khi trái lớn: bón NPK Đầu Trâu Nuôi Trái, lượng bón từ 0,5-1,5kg/gốc/lần. Kali trong sản phẩm được sử dụng dạng Kalisulfat nên phù hợp để nuôi trái, làm tăng mùi hương, mùi thơm cho nhiều loại cây ăn trái và cây có nhiều tinh dầu như cây bơ, từ đó, giúp gia tăng giá trị nông sản.


Có thể bạn quan tâm

Biến ruộng trũng thành nơi nuôi cua đồng, tiền gấp 7 lần cấy lúa Biến ruộng trũng thành nơi nuôi cua đồng, tiền gấp 7 lần cấy lúa

Ông Nguyễn Đình Tứ ở xã Nhân Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) đã mạnh dạn "biến" những ruộng trũng thành nơi nuôi cua đồng.

08/04/2021
Trên bờ trồng dừa, dưới vuông nuôi cua kềnh, mà xây được Trên bờ trồng dừa, dưới vuông nuôi cua kềnh, mà xây được "biệt phủ"

Ông Hồ Văn Thắng (68 tuổi, ngụ xã Tạ An Khương Nam, huyện Đầm Dơi, Cà Mau) đã thành công với mô hình nuôi cua kềnh, tôm càng

08/04/2021
Xu hướng nông nghiệp hữu cơ cho vùng lúa - tôm Xu hướng nông nghiệp hữu cơ cho vùng lúa - tôm

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, vừa mang lại giá kinh tế rất cao, vừa thân thiện môi trường, lại giúp bảo vệ sức khỏe con người.

09/04/2021
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.