Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Quản Lý Ao Nuôi Tôm Khi Thời Tiết Bất Lợi

Quản Lý Ao Nuôi Tôm Khi Thời Tiết Bất Lợi
Ngày đăng: 01/10/2011

Vào hè, thời tiết diễn biến bất lợi, nắng nóng kéo dài nên dễ phát sinh dịch bệnh trong môi trường ao nuôi tôm. Việc quản lý và điều khiển các yếu tố môi trường cho phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của tôm sẽ góp phần ngăn chặn dịch bệnh phát sinh. 2Lúa xin giới thiệu đến bà con một số biện pháp kỹ thuật khi quản lý môi trường ao nuôi.

Màu nước: Nên có màu xanh nâu, vàng nâu hoặc xanh lá chuối non. Màu xanh lam hoặc xanh lục đều không tốt. Khi tảo tàn đột ngột, thay đổi điều kiện môi trường ao, sẽ gây sốc cho tôm làm tôm giảm ăn. Với ao nuôi tôm trên cát khó gây màu do có độ mặn cao, lượng vi sinh vật thấp, nghèo dinh dưỡng, cần thiết phải cấy vi sinh và gây màu với liều lượng cao hơn thông thường. Dùng men vi sinh hoà nước tạt đều khắp ao. Quạt nước cung cấp oxy hòa tan để vi sinh phát triển. Lưu ý, vào thời điểm sáng sớm và khuya để cung cấp oxy kịp thời cho tảo phát triển. Bổ sung thêm vôi Dolomite, vôi nông nghiệp cũng là biện pháp nâng độ kiềm và kích thích màu nước phát triển.
 
Độ sâu của nước ao: Không dưới 1 m; tốt nhất là 1,5 m, môi trường sống của tôm ổn định

 

Mời bà con tham khảo thiết bị tạo Ô xy cho ao nuôi, trại giống công nghệ tiên tiến:

Ống Phân Phối Khí Ô xy chuyên dụng

Giải pháp tạo Ô xy hoà tan

Khắc phục hiện tượng thiếu Ô xy ao nuôi

Độ trong của ao nuôi: Nên ở mức 40 - 60cm trong vòng 60 ngày đầu. Từ ngày 60 đến khi thu hoạch, độ trong tốt nhất là ở mức 35 - 45cm. Màu nước tốt sẽ hạn chế cường độ ánh sáng chiếu xuống đáy để hạn chế tảo đáy phát triển và đồng thời cũng ổn định nhiệt độ nước. Khi độ trong ao > 50cm, ta nên gây màu vào lúc nắng, thường sử dụng phân NPK (loại 20-20-0) với Urê theo tỷ lệ 1:1 với lượng 1-2 kg/1000m3 trong 2-3 ngày.
 
Đối với ao gây màu khó cần bổ sung thêm hỗn hợp nấu chín với tỷ lệ bột cá, đậu nành: cám gạo là 4:1:1 với lượng 1-2 kg/1000m3. Nếu độ trong thấp < 30cm, tảo phát triển qúa mạnh sẽ làm cho pH, hàm lượng oxy biến động lớn trong ngày, có nguy cơ tảo tàn hàng loạt gây ô nhiễm môi trường, do đó cần có biện pháp khống chế sự phát triển của tảo như thay 20-30% nước trong ao, dùng đường cát hòa tan 2 -3kg/1000m3 hoặc Formalin 1-2lít /1000m3 (sử dụng vào khu vực cuối gió, có tảo đậm) vào lúc 9-10 giờ sáng.

 

Men Vi Sinh, Dinh Dưỡng và Kháng Sinh dành cho tôm:

Đặc trị Tôm còi, chậm lớn, ăn yếu, ốp thân

Ngăn ngừa và đặc trị các bệnh về gan

Men tiêu hoá kích thích tôm thèm ăn, nở ruột to, phân dài

Phòng bệnh phân trắng, tăng cường hệ tiêu hoá

Ngăn ngừa và điều trị bệnh tôm mềm vỏ

Oxy hoà tan duy trì trên 4 ppm. Oxy hoà tan có tác động trực tiếp đến chế độ ăn, trao đổi chất, sức khoẻ và tỷ lệ sống của tôm. Nếu oxy thiếu tôm sẽ có biểu hiện giảm ăn, chậm lớn, mang tôm có màu hồng. Vì nuôi với mật độ cao nên rất dễ bị tình trạng thiếu oxy, nhất là từ thời gian sau 45 ngày tuổi, nếu kéo dài tôm sẽ bị nổi đầu chết hàng loạt. Ðể tăng cường lượng oxy hòa tan trong ao nuôi cần sử dụng các loại thiết bị như: máy quạt nước, máy sục khí...

Oxy hòa tan trong ao còn liên quan mật thiết đến sự phát triển của tảo, bị tiêu hao do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong ao. Do oxy thường giảm thấp vào ban đêm, nhất là vào lúc 2 – 5 giờ sáng nên cần cung cấp oxy ở những thời điểm này tránh tình trạng tôm bị ngạt và nổi đầu. Ngoài ra, cần bổ sung các vi sinh vật có lợi, phát triển thúc đẩy qúa trình phân hủy các chất hữu cơ làm sạch đáy ao.
 
pH duy trì nước trong khoảng 7.5 - 8.5, pH dao động trong ngày quá 0,5 sẽ gây bất lợi cho sự sinh trưởng của tôm. pH càng cao tôm càng dễ bị nhiễm độc NH3. Sự biến động của pH hàng ngày trong ao phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của tảo. Nếu pH thấp hơn hoặc cao hơn, phải thay nước và bón vôi Dolomite hoặc vôi nông nghiệp với lượng 150 - 300 kg/ha. Định kỳ dùng vôi nông nghiệp 7- 10 ngày/lần vào buổi tối với lượng 10-15 kg/1000m3 để ổn định pH và hàm lượng kiềm trong ao, tạo điều kiện cho tôm lột xác


Có thể bạn quan tâm

Qui Trình Công Nghệ Nuôi Tôm Sú Công Nghiệp Qui Trình Công Nghệ Nuôi Tôm Sú Công Nghiệp

Nước mặn / lợ được đưa vào ao lắng, trữ lắng 7-10 ngày, sát trùng, diệt mầm bệnh bằng clorin 15-30ppm (theo qui trình sử dụng clorin).

07/07/2013
Cân Bằng Ammonia Trong Ao Nuôi Tôm Sú Cân Bằng Ammonia Trong Ao Nuôi Tôm Sú

Nuôi tôm sú đang là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, nghề nuôi tôm đã tiến đến việc thâm canh hoá ngày càng cao. Do đó, việc quản lý chất lượng nước trong môi trường ao nuôi ngày càng khó khăn, đặc biệt là sự phát sinh tính độc Ammonia (NH3) trong môi trường ao nuôi.

08/08/2013
Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú Vỗ Tôm Bố Mẹ Cho Đẻ Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú Vỗ Tôm Bố Mẹ Cho Đẻ

Phong trào sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm ở Việt Nam đã và đang phát triển mạnh đòi hỏi nguồn cung cấp tôm bố mẹ lớn. Nhưng việc xử dụng tôm bố mẹ ngoài tự nhiên bị hạn chế bởi tính mùa vụ và tập tính sinh sản

06/07/2013
Bệnh Thân Đỏ Đốm Trắng Ở Tôm Sú Bệnh Thân Đỏ Đốm Trắng Ở Tôm Sú

Ở tôm sú, bệnh thường hay gặp nhất, khó ngăn ngừa và điều trị là bệnh thân đỏ đốm trắng. Theo các công trình nghiên cứu, tất cả các giai đoạn phát triển của tôm đều có thể nhiễm bệnh này. Giai đoạn phát triển mạnh nhất là từ tháng nuôi đầu tiên đến tháng nuôi thứ hai trong ao nuôi tôm thịt.

06/07/2013
Cách Quản Lý Ao Tôm Thâm Canh, Bán Thâm Canh Hạn Chế Dịch Bệnh Cách Quản Lý Ao Tôm Thâm Canh, Bán Thâm Canh Hạn Chế Dịch Bệnh

Trong năm 2011 và năm 2012, nuôi tôm nước lợ tại các tỉnh ven biển trong cả nước bị thiệt hại nặng trên diện rộng do dịch bệnh và hội chứng hoại tử gan tụy. Tuy nhiên trong vùng dịch vẫn có một số mô hình quản lý tốt cho kết quả vụ nuôi tôm thành công. Từ kết quả khảo sát thực tiễn, quy trình nuôi tôm hạn chế dịch bệnh đã được ngành nông nghiệp đúc kết đưa vào áp dụng trong vụ tôm năm 2013.

02/04/2013