Protein mới giúp tăng tỷ lệ sống của tôm
Một chế độ ăn có chứa một protein đơn bào mới được phát triển bởi KnipBio đã được chứng minh là làm tăng ít nhất 30% tỉ lệ sống của tôm giống tôm chân trắng Thái Bình Dương.
Protein mới giúp tăng tỷ lệ sống của tôm. Ảnh minh họa
Năm thử nghiệm cho thấy thức ăn nuôi tôm bao gồm bột KnipBio Meal (KBM) của công ty Massachusetts giúp tỷ lệ tôm sống cao hơn đáng kể so với tôm ăn chế độ ăn bột cá thương mại tiêu chuẩn.
Cuộc thử nghiệm đầu tiên được tiến hành tại Đại học Roger Williams. Trong thử nghiệm, tôm được tách thành nhóm đối chứng ăn một khẩu phần ăn thương phẩm có chứa bột cá menhaden và một nhóm thực nghiệm ăn một chế độ ăn mà một nửa bột cá đã được thay thế bằng KBM. Sau 42 ngày, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy tỷ lệ chết giảm 35% ở tôm thí nghiệm so với nhóm đối chứng.
Hai thử nghiệm thức ăn bổ sung đã được tiến hành tại một trường đại học Hoa Kỳ được công nhận trong nghiên cứu nuôi trồng thủy sản nước ấm. Nhóm thứ nhất bao gồm một nhóm đối chứng và hai nhóm thực nghiệm được cho ăn các tỷ lệ khác nhau của bột cá và KBM. Nhóm đối chứng tiếp tục được ăn chế độ ăn với bột cá, nhóm thử nghiệm đầu tiên được cho ăn chế độ ăn trong đó 50% bột cá được thay thế bởi KBM, và nhóm thử nghiệm thứ hai ăn một khẩu phần ăn với bột cá được thay thế bằng KBM. Sau 42 ngày, cả hai nhóm thử nghiệm cho thấy tỷ lệ sống tăng 30% so với chế độ ăn thương mại.
Thử nghiệm khác bao gồm một nhóm đối chứng và bốn nhóm thử nghiệm được cho ăn một khẩu phần có tỷ lệ bột cá và KBM khác nhau. Sau sáu tuần, tất cả bốn quần thể thử nghiệm đều có tỷ lệ sống cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng. Một số nhóm thử nghiệm cho thấy sự gia tăng khả năng sống từ 40% đến 100% so với nhóm đối chứng.
Trong khi đó, hai thử nghiệm về khả năng sống của tôm được tiến hành tại một cơ sở nghiên cứu khoa học ở Châu Á với chuyên môn hàng đầu về những thách thức về bệnh tôm. Các thí nghiệm được thiết kế để kiểm tra xem liệu chế độ ăn có chứa KBM có thể cải thiện khả năng sống trong một quần thể tôm đã bị phơi nhiễm với Hội chứng chết sớm (EMS, hay còn gọi là Hội Chứng hoại tử gan tụy cấp). Tôm trong quần thể thử nghiệm được cho ăn số lượng KBM khác nhau như là một chất thay thế cho bột cá hoặc đậu nành tinh lọc.
Sau 14 ngày tôm tiếp xúc với mầm bệnh gây ra EMS là Vibrio parahaemolyticus. Vào cuối đợt thử nghiệm, tôm đã nuôi bằng KBM có tỷ lệ sống tăng 30 - 46% so với các nhóm đối chứng có chế độ ăn thương mại tiêu chuẩn. Trong tất cả các nhóm thử nghiệm, tôm nuôi bằng thức ăn chứa KBM luôn đạt kết quả tốt hơn so với nhóm đối chứng trong phân tích mô học về bệnh lý học sử dụng hệ thống phân loại G.
Larry Feinberg, Giám đốc điều hành của KnipBio, cho biết: “Mặc dù những thử nghiệm này là sơ bộ, chúng tôi rất hài lòng với kết quả chúng tôi đang nhìn thấy. Kết hợp với nhau, những thử nghiệm này cho thấy chế độ ăn có chứa KnipBio Meal mang lại lợi ích đáng kể so với các công thức chế độ ăn thương mại tiêu chuẩn trong điều kiện bình thường cũng như ở tôm bị bệnh. Chúng tôi dự định tiến hành thêm nhiều thử nghiệm bổ sung để xác nhận những phát hiện này, để hiểu được cơ chế hoạt động và để xác định tỷ lệ thay thế KBM tối ưu nhằm cải thiện khả năng sống của tôm và tối đa hoá việc chuyển đổi thức ăn”.
“Chúng tôi tin rằng nuôi trồng thủy sản mang lại một cơ hội thị trường đáng kể cho KnipBio Meal. Hơn 20 tỷ USD tôm nuôi được bán ra mỗi năm trên khắp thế giới và thị trường đang tăng trưởng đáng kể. KnipBio Meal cung cấp một cách có trách nhiệm để hỗ trợ thị trường này bằng một nguồn protein thay thế bền vững mà không phụ thuộc vào việc làm suy giảm nguồn cá tự nhiên làm đầu vào, có khả năng cải thiện sản lượng và lợi nhuận cho các nhà nuôi trồng thủy sản”.
Related news
Copefloc là một thuật ngữ dùng để chỉ một công nghệ nuôi tôm mới đang phát triển mạnh tại Thái Lan. Copefloc = Copepods + Biofloc là một công nghệ nuôi tôm sử dụng copepods (giáp xác chân chèo), các hạt biofloc và các động vật thân mềm sống đáy (giun nhiều tơ,…) như là một nguồn thức ăn chính yếu cho tôm nuôi và hoàn toàn không sử dụng thức ăn chế biến (thức ăn viên công nghiệp).
Các tác giả đã thực hiện một nghiên cứu để đánh giá cộng đồng thực vật phù du trong một hệ thống tích hợp biofloc nuôi tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương, Litopenaeus vannamei, và loài tảo đỏ, Gracilaria birdiae.
Động vật không xương sống, trong đó có tôm chỉ phát triển hệ miễn dịch tự nhiên (innate immunity). Hệ miễn dịch tự nhiên chia ra làm hai hệ thống bảo vệ chính: miễn dịch tế bào (cellular barriers) và miễn dịch dịch thể (Humoral barriers).
Kể từ ngày 10/10/2015, các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực nuôi cá lồng, bè nước ngọt trên phạm vi cả nước sẽ phải áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Cơ sở nuôi cá lồng/bè nước ngọt – Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường (ký hiệu: QCVN 02 – 22: 2015/BNNPTNT), được ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-BNNPTNT ngày 10/4/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Totoaba là loài cá to, tăng trưởng rất nhanh ở vùng vịnh California, đang bị đe dọa nghiêm trọng do khai thác quá mức. Do đó, Chính phủ Mexico đã nhanh chóng thiết lập chương trình nuôi trồng thủy sản ở Baja California nhằm phục hồi nguồn lợi cá totoaba hoang dã với nhiều thành công ban đầu trong việc sinh sản và nuôi ấu trùng.