Phương Pháp Mới Bảo Quản Ngô Chống Nấm Mốc

Tiến sĩ Nguyễn Thùy Châu - Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa nghiên cứu thành công giải pháp chống nấm mốc trên ngô một cách hữu hiệu: sử dụng chế phẩm Bacillus Pumillus.
Công nghệ sản xuất chế phẩm: giống được lấy ra từ ống thạch nghiêng cấy vào bình tam giác, lên men lắc 200 vòng/phút ở nhiệt độ 30oC trong 18 giờ rồi lên men sục khí để thu sinh khối. Chế phẩm Bacillus Pumillus có thể dùng trộn (bằng tay hoặc máy) theo tỷ lệ 0,2% với ngô sau khi thu hoạch để bảo quản. Qua thí nghiệm cho thấy, ngô sau khi được trộn chế phẩm có tác dụng ức chế mạnh các loài nấm mốc. So với các phương pháp bảo quản ngô bằng xông hơi, trộn hóa chất... thì dùng chế phẩm sinh học Bacillus Pumillus không làm giảm chất lượng sản phẩm và đặc biệt an toàn với sức khỏe của con người và vật nuôi khi sử dụng. Hiện giá chế phẩm là 200 đồng/kg ngô bảo quản và nếu đưa vào sản xuất đại trà sẽ giảm còn 150 đồng/kg ngô. Đặc biệt, phương pháp này còn phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ lẻ hộ gia đình và cả quy mô lớn như trang trại, nhà máy, xí nghiệp.Tiến sĩ Nguyễn Thùy Châu - Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa nghiên cứu thành công giải pháp chống nấm mốc trên ngô một cách hữu hiệu: sử dụng chế phẩm Bacillus Pumillus.
Công nghệ sản xuất chế phẩm: giống được lấy ra từ ống thạch nghiêng cấy vào bình tam giác, lên men lắc 200 vòng/phút ở nhiệt độ 30oC trong 18 giờ rồi lên men sục khí để thu sinh khối. Chế phẩm Bacillus Pumillus có thể dùng trộn (bằng tay hoặc máy) theo tỷ lệ 0,2% với ngô sau khi thu hoạch để bảo quản. Qua thí nghiệm cho thấy, ngô sau khi được trộn chế phẩm có tác dụng ức chế mạnh các loài nấm mốc. So với các phương pháp bảo quản ngô bằng xông hơi, trộn hóa chất... thì dùng chế phẩm sinh học Bacillus Pumillus không làm giảm chất lượng sản phẩm và đặc biệt an toàn với sức khỏe của con người và vật nuôi khi sử dụng. Hiện giá chế phẩm là 200 đồng/kg ngô bảo quản và nếu đưa vào sản xuất đại trà sẽ giảm còn 150 đồng/kg ngô. Đặc biệt, phương pháp này còn phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ lẻ hộ gia đình và cả quy mô lớn như trang trại, nhà máy, xí nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây bà con nông dân trồng bắp trên các vùng chuyên canh đang đối mặt với bệnh bạch tạng gây hại khá nghiêm trọng trên cây bắp, nhiều nông dân buộc phải nhổ bỏ hoặc gieo trồng cây khác, nếu cố gắng dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ thì cũng không đạt được hiệu quả.

Thời gian qua, nhiều nông dân trồng ngô trên cả nước phản hồi về việc cây ngô sau khi trổ cờ phun râu có hiện tượng kết hạt kém, ra trái chìa ảnh hưởng đến năng suất khiến bà con lo lắng.

Bệnh bạch tạng được gọi với nhiều tên khác nhau như: Mốc sương, Java downy mildew. Bệnh gây hại khá phổ biến trên ngô từ trung du cho đến đồng bằng. Trong năm, bệnh gây hại tập trung trong khoảng tháng 10 đến tháng 2, 3 dương lịch. Do nhiệt độ thấp về đêm, sáng có sương mù, ẩm độ cao.

Bệnh bạch tạng được gọi với nhiều tên khác nhau như: Mốc sương, Java downy mildew. Bệnh gây hại khá phổ biến trên ngô từ trung du cho đến đồng bằng. Trong năm, bệnh gây hại tập trung trong khoảng tháng 10 đến tháng 2, 3 dương lịch. Do nhiệt độ thấp về đêm, sáng có sương mù, ẩm độ cao.

Sâu xám thường hại chủ yếu ở thời kỳ cây còn non. Sâu thường gây hại vào ban đêm. Sâu cắn ngang cây non, sau đó lôi c mồi xuống đất để ăn.