Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Phương Pháp Kiểm Tra Đánh Giá Chất Lượng Tôm Giống

Phương Pháp Kiểm Tra Đánh Giá Chất Lượng Tôm Giống
Ngày đăng: 06/07/2013

1. Giới thiệu 

Hiện nay công nghiệp nuôi tôm sú đang được phát triển một cách nhanh chóng và trở thành mũi nhọn kinh tế cho các vùng Duyên Hải. Là đối tượng mà nước ta cũng như các nước khác trên thế giới quan tâm. Tuy nhiên công việc này đã trãi qua những khủng hoảng nghiêm trọng.

Đài Loan 1987 là một ví dụ điển hình, Trung Quốc năm 1994 sản lượng tôm chỉ đạt 20% so với trước. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy rằng giống co chất lượng kém là một trong những nguyên nhân đầu tiên gây ra những thiệt hại nghiêm trọng. Vì vậy việc kiểm soát được chất lượng giống sẽ góp phần phát triển được công nghiệp nuôi tôm lâu dài và bền vững. 

2. Mục đích: 

- Giúp cho sản xuất giống biết được chất lượng của đàn tôm mà mình sản xuất là tốt hay xấu. Từ đó có thể đánh giá được kết quả của các biện pháp kỹ thuật mà mình đang áp dụng để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất và cải tiến chất lượng giống tốt hơn. 

- Giúp cho người tiêu thụ giống biết được chất lượng của đàn tôm mà mình định mua nhằm tránh được rủi ro đồng thời giúp cho người nuôi tôm ổn định hơn. 

3. Ý nghĩa: 

Có được phương pháp kiểm tra. Đánh giá chất lượng giống tốt là một việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong nghiên cứu cũng như trong thực tiễn sản xuất. Bởi vì chất lượng giống có ảnh hưởng rất lớn đến công nghiệp nuôi tôm trên toàn thế giới.

Bản thân người sản xuất cũng như người tiêu thụ giống phải ý thức được tầm quan trọng của chất lượng giống tốt như thế nào mới thúc đẩy được nhiều giải pháp kỹ thậut để cải tiến quy trình mang lại ý nghĩa thiết thực cho nghề nuôi tôm hiện nay và cho tương lai. 

4. Một số phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng tôm giống. 

Có rất nhiều phương pháp để kiểm tra chất lượng tôm giống nhưng trong phạm vi áp dụng sản xuất đại trà với khả năng, yêu cầu về trang thiết bị còn hạn chế rất nhiều. Do đó trong nội dung này chúng tôi chỉ đưa ra một số phương pháp đơn giản, dễ áp dụng, ít tốn kém mà vẫn có thể kiểm tra. Đánh giá được tôm giống một cách tương đối chính xác. 

4.1 Phương pháp trực quan bằng mắt thường:

- Chiều dài ≥ 11mm (từ mũi chủy đến chót đuôi), tôm có cỡ đồng đều, độ lệch không quá 15%. 

- Ngoại hình: Hình thái cấu tạo ngoài hoàn chỉnh, chủy, râu thẳng, đuôi xòe. 

- Màu sắc:Xám sáng, vỏ bóng mượt. 

- Trạng thái hoạt động: Phản ứng nhanh nhẹn khi có tác động đột ngột. 

- Tính ăn: Bắt mồi đều đặn, ruột đầy. 

4.2. Phương pháp trực quan trên kính hiển vi: 

Đặt tôm trong đĩa petri hoặc trên lame có chứa 1 giọt nước biển. 

Quan sát mẫu vật trên kính hiển vi có độ phóng đại 100X hoặc 150X. 

Quan sát các phụ bộ, như chủy, râu A1, A2, chân ngực, chân bụng, chân đuôi, đốt đuôi.

* Kết quả xem hình Xa, Xb, Xc (X = 1 đến 14) - Những hình Xa tôm bình thường. 

- Những hình Xb, Xc là các phụ bộ không tốt, có dấu hiệu tổn thương. 

- Quan sát các loài nguyên sinh động vật sống ký sinh. 

- Kiểm tra vùng xung quanh mắt, mang, chân ngực, chân bụng tìm ra những loài nguyên sinh động vật sống ký sinh. 

- Quan sát bề mặt của vỏ tìm kiếm các tổn thương trên vỏ. 

4.3. Phương pháp tính tỷ lệ cơ/ ruột: 

Tính tỷ lệ cơ / ruột nhằm biết được khả năng tăng trưởng của tôm có tốt hay không. Lấy mẫu tôm quan sát trên kính hiển vi. 

- Quan sát tổng số răng/ chủy (có từ 4-6 răng là được) tương đương với Postlarvae từ 14 - 20 ngày tuổi. 

- Quan sát đường kính ruột và đường kính cơ của đốt bụng thứ 6 

- Tính tỷ lệ cơ ruột = b/a. 

* Kết quả: 

Tỉ lệ b/a tương đương 4/1 là tốt (tôm khỏe mạnh tăng trưởng nhanh) 

Tỉ lệ b/a

4.4. Phương pháp thử gây sốc 

Đây là thử nghiệm cho tôm bị sốc bằng cách hạ độ mặn đột ngột hoặc lưu trong dung dịch có chứa Formalin nhất định để kiểm tra khả năng chịu đựng của tôm giống. 

- Phương pháp thử gây sốc bằng cách hạ độ mặn đột ngột 15 ‰ . Lấy khoảng 20 mẫu tôm cần kiểm tra cho vào cốc thủy tinh 300ml. tính toán lượng nước ngọt cần cho vào, bắt đầu tín hành hạ đột ngột độ mặn 15 ‰ theo dõi trong 2h nếu tỷ lệ sống 100% là đạt yêu cầu.

- Phương pháp thử gây sốc bằng Formalin 100ppm. Tương tự như trên lấy 20 mẫu tôm cần kiểm tra cho vào cốc thủy tinh 300ml. Tính toán lượng Formalin cần cho vào bắt đầu tiến hành theo dõi tôm trong dung dịch có nồng độ Formalin trong 2h nếu tỷ lệ sống 100% là đạt yêu cầu.


Có thể bạn quan tâm

Những lưu ý khi nuôi tôm trái vụ Những lưu ý khi nuôi tôm trái vụ

Cần kiểm soát các chỉ số của môi trường nước đặc biệt là lượng oxy hòa tan, độ mặn, độ Ph và theo dõi, chăm sóc tôm nuôi kĩ hơn so với thời điểm nuôi

27/12/2018
Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú cải tiến Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú cải tiến

Kỹ thuật quy trình nuôi tôm sú bán thâm canh, thâm canh, công nghiệp, quy trình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến và các bước để nuôi tôm sú không thể thiếu

08/05/2019
Hiệu quả nuôi tôm sú 2 giai đoạn Hiệu quả nuôi tôm sú 2 giai đoạn

Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn với nhiều ưu điểm vượt trội đang ngày càng “thịnh hành” ở nhiều tỉnh, thành nuôi tôm trọng điểm.

15/05/2019
Khắc phục một số bệnh ở tôm sú Khắc phục một số bệnh ở tôm sú

Bệnh còi ở tôm sú do virus MBV (Monodon Baculovirus) gây ra. Khi mới nhiễm virus MBV, tôm có dấu hiệu bệnh không rõ ràng

05/10/2019
Lưu ý yếu tố môi trường khi thả tôm sú giống Lưu ý yếu tố môi trường khi thả tôm sú giống

Việc đảm bảo tỷ lệ sống của tôm giai đoạn mới thả là rất quan trọng, ảnh hưởng đến cả quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất sau này của tôm nuôi

21/10/2019