Phương pháp ghép và kỹ thuật ghép ca cao

- Ca cao có thể ghép quanh năm nhưng chú ý 2 thời điểm: mưa quá tập trung và khi cây thiếu nước. Nếu ghép vào 2 thời điểm này thì tỷ lệ sống không cao.
- Hiện nay có 2 phương pháp ghép cải tạo ca cao: Ghép nối ngọn và ghép áp vào thân.
* Kỹ thuật ghép cải tạo:
- Dụng cụ ghép: Kéo cắt cành, dao ghép, dây buộc, bao nilong.
- Chọn cành ghép: cành ghép thuộc giống năng suất, kháng sâu bệnh. Cành bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) có mắt lá thức. Cành thẳng và không bị sâu bệnh, Một cành ghép cần từ 2 - 3 mắt.
- Chọn cây để ghép cải tạo: Cây khỏe, năng suất thấp, hạt nhỏ, dễ nhiễm bệnh.
- Nuôi chồi thực sinh để ghép nối ngọn: nuôi chồi gốc ghép cách gốc khoảng từ 40 - 60cm cách mặt đất.
- Thao tác ghép:
+ Ghép nối ngọn: Chồi gốc ghép to khoảng từ 0,4 - 0,5cm và bắt đầu cứng thì có thể tiến hành ghép. Cắt ngang chồi thực sinh và chẻ đôi sâu từ 2,5 - 3cm sau đó cắt vát chồi ghép hình nêm (mặt cắt 2 bên đều phẳng), đặt chồi ghép vào gốc ghép và dùng dây nilong tự hủy (bao nilong) bao chồi ghép lại. Chú ý khi dùng dây nilong tự hủy chỉ quấn dây nilong 1 lượt tại mắt ghép để chồi ghép dễ mọc ra.
+ Ghép áp thân: Dùng dao bén cắt lớp vỏ ngoài theo hình chữ V ngược (^) cách mặt đất từ 40 - 60cm, ghép 2 bên đối diện hoặc đặt đối diện lệch nhau 15 - 20cm. Chồi ghép cắt vát một bên dài 2 - 3cm, bên còn lại dài 1cm. Đặt mặt vát nhiều vào trong sau đó dùng dây buột chặt chồi ghép lại và dùng bao nilong buột trên dưới để giữ ẩm và tránh nước chảy vào vết ghép
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù nhiều nơi, do giá cả không ổn định, bà con chặt bỏ cây ca cao trồng các loại cây khác nhưng ở Bến Tre nhiều hộ trồng ca cao xen trong vườn dừa vẫn duy trì diện tích và đem lại hiệu quả cao.

Cây ca cao thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 25 độ C, độ ẩm 85%, lượng mưa bình quân trên 1.500 mm/năm.

Quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh thối đen quả ca cao được xây dựng từ kết quả nghiên cứu khoa học của Viện Bảo vệ thực vật trong quá trình thực hiện đề tài "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học xác định tác nhân gây bệnh và biện pháp quản lý tổng hợp bệnh thối đen quả ca cao" tại tỉnh Đắk Lawsk và Bình Phước. Quy trình đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới. Khuyến nông Việt Nam xin giới thiệu quy trình để cán bộ kỹ thuật và bà con nông dân tham khảo và ứng dụng vào sản xuất đạt hiệu quả.
Tin thuộc Ca cao

Bệnh thối đen quả ca cao do nấm Phytophthora palmivora gây ra. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học xác định tác nhân gây bệnh và biện pháp quản lý tổng hợp

Tìm hiểu và hướng dẫn kỹ thuât phòng trừ sâu bệnh hại ca cao

Tìm hiểu và hướng dẫn kỹ thuât phòng trừ sâu bệnh hại ca cao

Tìm hiểu và hướng dẫn kỹ thuât phòng trừ sâu bệnh hại ca cao

Giống như những loại cây trồng khác, ca cao cũng bị nhiều loại sâu bệnh tấn công. Trong đó phổ biến nhất là bọ xít muỗi và bệnh loét thân phát triển mạnh

Việc tăng năng suất này được giải thích bởi các nhà khoa học là do lượng lớn lá ca cao rụng làm giảm xói mòn, tăng khả năng giữ dinh dưỡng trong đất, duy trì ẩm

Xây hầm biogas ngoài việc sử dụng chất thải làm nguồn nhiên liệu và bảo vệ môi trường, nhận thức được lợi ích này nhiều người dân chăn nuôi với quy mô lớn