Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phục Hồi Rừng Ngập Mặn Ven Biển

Phục Hồi Rừng Ngập Mặn Ven Biển
Ngày đăng: 15/06/2012

Theo Dự án Phục hồi và phát triển rừng ngập mặn (RNM) ven biển giai đoạn 2011 - 2015 của Sở NNPTNT Khánh Hoà thì toàn tỉnh sẽ trồng mới 600ha RNM, nâng tổng diện tích RNM tập trung lên 625ha.

Diện tích RNM được khôi phục này xem ra không thấm tháp gì, song bước đầu đánh dấu sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của chính quyền và người dân tỉnh Khánh Hoà.

Trồng rừng ngập mặn giúp chống biến đổi khí hậu.

Nguy cơ xoá sổ rừng ngập mặn

Nhiều năm qua, tình trạng khai thác và sử dụng tài nguyên chưa hợp lý đã dẫn đến diện tích RNM (cây đước) trên địa bàn Khánh Hòa ngày càng bị thu hẹp. Trước năm 1990, toàn tỉnh có khoảng gần 2.500ha RNM thì trong 2 năm 1990 - 2000, nhiều khu RNM đã bị người dân tàn phá nặng nề để lấy đất xây dựng ao, đìa nuôi trồng thủy sản.

Theo thống kê, thời điểm năm 2.000, toàn tỉnh chỉ còn 25ha RNM tập trung, và RNM đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ. Tình trạng này không những gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, mà còn hủy diệt các loại động, thực vật ven biển, làm cạn kiệt nguồn nước ngọt, tăng khả năng xâm nhập mặn…

Khu RNM của đầm Nha Phu (xã Ninh Ích, TX. Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà) trước đó có khoảng 200ha rừng nguyên sinh. Tuy nhiên, từ khi phong trào nuôi tôm công nghiệp phát triển rầm rộ, không ít người dân nơi đây đã đưa các loại máy móc tàn phá khu rừng và biến đầm Nha Phu trở thành vùng nuôi trồng thuỷ sản.

Bà Ngô Thị Thu - một người dân sống ven đầm Nha Phu (Ninh Ích) kể rằng: "Thấy người ta ồ ạt phá rừng làm đìa nuôi tôm, tôi cũng làm theo. Năm đầu, con tôm trúng mùa, thu được vài chục triệu đồng. Sau đó, các đìa tôm bắt đầu nhiễm phèn, nuôi con gì chết con nấy …".

Phục hồi môi trường sinh thái

Do nhận thức được giá trị của RNM, thời gian qua, người dân ở một số địa phương ở Khánh Hoà như thôn Tân Đảo (xã Ninh Ích, huyện Ninh Hòa), thôn Tuần Lễ (xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh)… đã trồng và phục hồi một số diện tích cây ngập mặn ở các vùng ven bờ, đầm phá.

Rừng ngập mặn sẽ bảo vệ môi trường sinh thái khu vực đầm Nha Phu, tạo điều kiện cho cua, cá sinh sản; bảo vệ khu vực đìa khi mưa bão không bị sạt lở...".

Ông Phạm Thúc - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Ích.

Ông Võ Đình Long - cán bộ kinh tế xã Ninh Ích cho biết: "Để khuyến khích người dân trồng mới diện tích rừng đước, xã đã chủ động giao đất, hỗ trợ con giống cho từng hộ gia đình". Đến nay, đã có khoảng 20ha diện tích rừng đước được khôi phục và trồng mới ở khu vực ven biển và trong các đìa nuôi tôm, cá của người dân khu vực đầm Nha Phu (thuộc xã Ninh Ích).

Tuy không thể so sánh như RNM nguyên sinh trước đây, nhưng từ ngày rừng đước được trồng và phát triển xanh tốt trở lại, môi trường sống cũng như hệ sinh thái ngập mặn đầm Nha Phu đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực. Vào những mùa mưa bão, người dân ở đây không còn cảm giác lo lắng bị sóng gió, bão lụt, thủy triều gây xói lở bờ đìa. Các loài thủy hải sản trong đầm và ở đìa nuôi tự nhiên của người dân (tôm, cua, cá…) cũng dần được phục hồi, sinh sôi, không còn bị chết hàng loạt.

Ông Phạm Thúc - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Ích, TX. Ninh Hoà cho biết: "Hiện nay đã có 20ha rồi, phấn đấu đến năm 2020 sẽ trồng thêm 30ha nữa để bảo vệ môi trường cho khu vực này tránh gió bão".

Có thể bạn quan tâm

Giá Gạo Xuất Khẩu Tăng Trở Lại Giá Gạo Xuất Khẩu Tăng Trở Lại

Cụ thể, gạo 5% tấm từ mức 355-365 USD/tấn đã tăng lên ở mức 365-375 USD/tấn, gạo 25% tấm tăng từ 325-335 USD/tấn lên thành 340-350 USD/tấn, tấm tăng nhẹ 5 USD/tấn lên mức 310-320 USD/tấn, gạo thơm tăng 10 USD/tấn lên mức 460-470 USD/tấn.

02/03/2015
Người Trồng Dưa Hấu Méo Mặt Người Trồng Dưa Hấu Méo Mặt

Ông Lê Đình Chiến ở huyện Diên Khánh (Khánh Hòa), thương lái chuyên thu mua dưa hấu từ miền Nam ra tới miền Trung, lên đến Tây Nguyên để cung ứng cho thị trường Trung Quốc, cho biết: “Trong Tết Nguyên đán, giá dưa được tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc và miền Bắc còn khá cao, nên chúng tôi thu mua dưa tại ruộng với giá hơn 10.000đ/kg, người trồng dưa còn phấn khởi.

02/03/2015
Mô Hình Trồng Khoai Tây Solara Đạt Năng Suất 120 Tạ/ha Mô Hình Trồng Khoai Tây Solara Đạt Năng Suất 120 Tạ/ha

Qua đánh giá của cơ quan chuyên môn, giống khoai tây Solara phát triển nhanh, ra tia củ sớm, có khả năng chống chịu được với thời tiết khắc nghiệt như sương mù kèm theo mưa phùn, thời gian sinh trưởng từ 85 đến 90 ngày. Về hiệu quả kinh tế, với năng suất 120 tạ/ha thì cứ 1ha sau khi trừ chi phí người trồng có thể thu lãi khoảng 34 triệu đồng/vụ.

02/03/2015
Nâng Cao Lợi Ích, Trách Nhiệm Của Nông Dân Và Doanh Nghiệp Nâng Cao Lợi Ích, Trách Nhiệm Của Nông Dân Và Doanh Nghiệp

Chuyển biến rõ nét nhất khi có doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp là sản xuất được nâng tầm về quy mô và chuyển biến về chất. Hiện 2,1 trong tổng đàn 2,4 triệu con gà trong toàn huyện hiện được nuôi trong trang trại bảo đảm an toàn dịch bệnh, ổn định về đầu ra và lợi nhuận.

02/03/2015
Trồng Cây Mắc Ca Không Dễ Trồng Cây Mắc Ca Không Dễ

Trong hoàn cảnh nhiều sản phẩm cây trồng tại địa phương, từ mủ cao su, hạt điều đến cả trái thanh long đều không được giá trong năm thì câu chuyện về cây trồng được xếp vào loại cây “tỷ đô” là mắc ca trong thời gian qua đã thu hút sự chú ý của nông dân. Chưa hết, vốn đã quen với biến động giá cả, cũng đã từng chạy theo cây có giá cao mà chặt cây đang trồng có giá thấp nên những người có đất cũng bắt đầu tìm hiểu về cây mắc ca như một cơ hội để làm giàu nhanh, dù có nghe khuyến cáo loại cây trồng này thích hợp nhất ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc.

03/03/2015