Phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch
Cây sầu riêng sau khi thu hoạch bị suy yếu, do đó cần phải có biện pháp chăm sóc kịp thời và đầy đủ để cây sớm hồi phục cho mùa vụ sau.
Sau thu hoạch cây cần nhiều đạm và lân. Ảnh: internet
Để phục hồi tốt cho cây sầu riêng sau thu hoạch, Tiến sĩ Hoàng Mạnh Cường – Trưởng Bộ môn nghiên cứu cây ăn quả, Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên hướng dẫn 5 biện pháp thực hiện như sau:
1. Biện pháp canh tác: Tỉa cành tạo tán, tỉa bỏ những cành sâu bệnh, che khuất, tạo sự thông thoáng cho vườn cây; hạn chế sâu bệnh hại; phục hồi sức khỏe cho cây; quét vôi trên thân cây ở độ cao trên trên dưới 1,3m.
2. Bón phân: Sau thu hoạch cây cần nhiều đạm và lân cũng như đất bị mất nhiều chất đa lượng và trung vi lượng, do đó, nhà vườn cần cung cấp đầy đủ và kịp thời cho cây; bón nhiều đạm, lân theo tỷ lệ: ½ đạm, ½ lân và ¼ kali, bón theo tán cây, tạo rãnh để vùi phân vào đất, không bón trên bề mặt đất; bón bổ sung phân hữu cơ hoai mục với hàm lượng từ 10 – 12 tấn/hecta; bón bổ sung lượng vôi cho cây từ 1 – 2 tấn/hecta.
3. Nước: Có hệ thống thoát nước tốt trong mùa mưa đặc biệt ở những vùng ngập úng; tưới đầy đủ lượng nước cho cây trong mùa khô; mức nước ổn định trong mương từ 0,8 – 1m.
4. Kích thích ra hoa: Chỉ thực hiện việc kích thích ra hoa khi cây khỏe mạnh.
5. Quản lý sâu bệnh hại: Phun thuốc kịp thời khi phát hiện sâu bệnh hại trên cây, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc cây hợp lý.
Trên đây là những lưu ý của Tiến sĩ Hoàng Mạnh Cường trong việc phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch, giúp nhà vườn có một mùa bội thu.
Có thể bạn quan tâm
Áp dụng triệt để các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã tăng năng suất vườn sầu riêng lên 150-160 tạ/ha, thu nhập bình quân trên 300 triệu đồng/ha
Để phòng trừ sâu bệnh hiệu quả cho cây sầu riêng, cần nhận diện và chuẩn đoán đúng các loại sâu bệnh và tiến hành khắc phục, đặc biệt là trong giai đoạn sau thu
Để tăng giá trị kinh tế của cây sầu riêng, nông dân thường phải thu hoạch trái mùa. Cách xử lý cho cây sầu riêng ra hoa sớm