Áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất sầu riêng
Trên địa bàn xã Xuân Định (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) nhiều hộ nhờ áp dụng triệt để các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã tăng năng suất vườn sầu riêng lên 150-160 tạ/ha, thu nhập bình quân trên 300 triệu đồng/ha.
99% diện tích cây sầu riêng trên địa bàn xã Xuân Định cho năng suất và chất lượng cao.
Theo UBND xã Xuân Định (Xuân Lộc, Đồng Nai), đến nay 99% diện tích cây sầu riêng trên địa bàn xã được trồng bằng các giống mới như: Ri6, Thái Lan, Chín hóa…Trong đó, đã có gần 40 ha áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm, giúp nhà vườn giảm chi phí công lao động và tiết kiệm lượng nước tưới, tăng năng suất và độ đồng đều của trái. Nhất là trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài như vừa qua, hệ thống tưới tiết kiệm đã phát huy hiệu quả tích cực.
Đặc biệt, so sánh giữa các hộ áp dụng kỹ thuật thâm canh sầu riêng mới với các hộ không áp dụng đã có sự chênh lệch đáng kể về năng suất và chất lượng sản phẩm. Trong năm 2014, các hộ tham gia chương trình, năng suất cây sầu riêng đạt khá cao 150-160 tạ/ha, trong khi các hộ không tham gia năng suất vườn sầu riêng chỉ đạt 125 tạ/ha.
Gắn bó với cây sầu riêng từ nhiều năm nay, ông Nguyễn Văn Quỳnh, ấp Nông Doanh, xã Xuân Định chia sẻ: Khi tham gia Chương trình cây trồng chủ lực giúp những người trồng sầu riêng hình thành vùng chuyên canh quy mô lớn, có điều kiện áp dụng những kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM và sử dụng phân bón đúng cách, theo thông tin từ Sở Khoa học Công nghệ Đồng Nai.
Dùng phân dơi để tăng năng suất sầu riêng ở Hậu Giang
Trồng sầu riêng trong vườn nhà, bón phân dơi và áp dụng kỹ thuật tốt, ông Lê Văn Sáu (65 tuổi), ở ấp Tân Thành, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) có thu nhập hàng tỷ đồng. Qua nhiều năm có kinh nghiệm trong việc làm nông nghiệp, thấy việc bón phân hóa học càng nhiều thì đất đai bị cằn mà chi phí ngày càng cao nên ông dựng luôn 2 cái chuồng bằng lá quanh vườn để dơi vào ở.
Năng suất sầu riêng cao giúp ông Sáu có thu nhập cả tỷ đồng.
Sáng kiến này giúp cho ông Sáu thu được một lượng lớn phân dơi dự trữ trong nhà kho, dùng làm phân bón cho sầu riêng. Ông Sáu cho biết, nhờ lượng phân dơi thu được này mà vườn sầu riêng nhà ông lúc nào cũng xanh mướt, sai quả, thơm ngọt, năng suất mỗi vụ thu hoạch tăng vượt trội, Zing News đưa tin.
Mặc dù, vườn sầu riêng có nhiều năm tuổi, dáng cây cứng cỏi nhưng ông Sáu chỉ để đủ số lượng trái tương xứng với năm tuổi của cây và để trái đoạn nhánh gần với thân. Ông Sáu cho biết thêm quan trọng nhất là việc cải tạo đất, bởi biết kỹ thuật sẽ rất thuận lợi, nhất là ở vùng đất phèn. Để cây sầu không bị ngập úng cũng như phát triển tốt, ông xẻ rãnh thoát nước theo từng ô. Còn để giữ ẩm cho đất, ông trồng cỏ xung quanh gốc sầu riêng cũng như hạn chế việc xói mòn đất khi tưới nước.
Có thể bạn quan tâm
Muốn vườn cây ăn trái đạt năng suất, chất lượng, nhà vườn cần phối hợp nhiều biện pháp canh tác như quản lý dinh dưỡng, quản lý nước, bảo vệ thực vật, tỉa cành
Mạnh dạn áp dụng KH-KT vào sản xuất, xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ giúp nhiều nông dân Tiền Giang thoát cảnh "chạy ăn từng bữa".
Kỹ thuật trồng cây Sầu riêng hạt lép mang lại hiệu quả kinh tế cao không phải là việc đơn giản bởi từ khi trồng cho tới lúc thu hoạch rất dài