Phú Yên Trúng Đậm Cá Chình Giống Trái Mùa
Liên tiếp trong 4 đêm vừa qua, người dân 2 xã An Thạch và An Dân (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) trúng đậm cá chình giống, bình quân mỗi đêm mỗi cặp xúc cá chình (hai người) bắt được 600 - 800 con, trường hợp trúng luồng bắt được hơn 1.300 con.
Sau bão số 1 tan, cá chình giống (còn gọi là cá chình trắng) xuất hiện dày trên sông Cái đoạn qua 2 xã An Thạch và An Dân. Mặc dù lượng người tham gia xúc chình rất nhiều (mỗi đêm có hơn 300 người) tham gia bắt cá chình từ đập Tam Giang đến kè Bình Thạnh dài hơn 4 km.
Cá chình xuất hiện trên sông Cái trong những ngày qua chủ yếu là giống chình bông (chình hoa), có giá trị kinh tế cao và được làm giống nuôi thương phẩm phổ biến ở các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa. Tuy kích cỡ cá chình giống khai thác được còn quá nhỏ, từ 2.000 - 8.000 con/kg, nhưng do trái mùa, nên giá bán tương đối cao, từ 3.000 đến 7.000 đồng/con tùy theo kích cỡ, cao gấp 3 lần so với thời điểm chính vụ khai thác.
Người dân ở đây cho biết, hàng năm cá chính trắng chỉ xuất hiện trên sông Cái từ khoảng giữa tháng 8 năm trước đến đầu tháng Giêng (âm lịch) năm sau. Đây là năm đầu tiên cá chình trắng xuất hiện từ trung tuần tháng 3 và lượng chình xuất hiện dày còn có thể cho khai thác đến hết tháng 4 (âm lịch).
Có thể bạn quan tâm
Tính đến ngày 1.10, tổng đàn gia súc trên toàn tỉnh Tây Ninh đạt 315.534 con - giảm 10% so cùng kỳ, tập trung chủ yếu ở đàn trâu giảm 11,36%, đàn bò giảm 9,74%, đàn lợn giảm 9,96%. Theo Cục Thống kê, nguyên nhân đàn trâu, bò giảm mạnh do không còn đồng trống để chăn thả, vì người dân đã tận dụng hết quỹ đất để trồng cây.
Chiều 31-12-2013, anh Việt cùng bạn bè tổ chức đi câu cá tại Biển Hồ. Thả câu được một lúc, anh Việt cảm thấy cần bị lôi với một lực rất mạnh. Biết rằng đã trúng cá lớn, anh cùng những người đi câu cố lôi cá lên bờ.
Trước tình hình dịch lở mồm long móng đang có diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương tập trung các biện pháp dập dịch một cách triệt để.
Trong những năm qua, nghề nuôi vịt đã được nhiều hộ nông dân trên địa bàn TX Quảng Yên (Quảng Ninh) triển khai và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên giống vịt của các hộ trên địa bàn chủ yếu là vịt cỏ, bầu cánh trắng, vịt kakicampel nên chậm lớn, thời gian nuôi kéo dài, chi phí đầu tư cao.
Nhưng đến nay, sau hơn 1 năm triển khai trồng thí điểm, dự án được đoàn kiểm tra của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cùng Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện đánh giá không đạt yêu cầu do có đến 30% diện tích cà phê trồng thí điểm bị chết, diện tích cây cà phê còn sống phát triển chậm.