Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phú Yên Tạo Hiệu Quả Kinh Tế Nhờ Tích Cực Chuyển Đổi Cây Trồng

Phú Yên Tạo Hiệu Quả Kinh Tế Nhờ Tích Cực Chuyển Đổi Cây Trồng
Ngày đăng: 25/05/2014

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi từ cây truyền thống sang canh tác cây có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, anh Võ Minh Tuấn ở thị trấn Hai Riêng (Sông Hinh - Phú Yên) đã từng bước nâng cao đời sống gia đình, xứng đáng là nông dân sản xuất giỏi.

Anh Võ Minh Tuấn cho biết: Gia đình anh có hơn 2ha đất sản xuất, trước kia chỉ trồng sắn và mía, thu nhập vừa đủ trang trải cuộc sống hàng ngày. Từ khi chuyển sang trồng cam, bưởi, bơ…, gia đình anh mới bắt đầu tích lũy. Hiện tổng thu nhập của gia đình anh khoảng 300 triệu đến 400 triệu đồng/năm; trừ chi phí lãi khoảng 150 triệu đến 200 triệu đồng/năm; cao hơn gấp 3 lần so với trồng sắn, mía.

Cây cam là cây trồng mang lại thu nhập cao cho gia đình anh Tuấn. Khi được hỏi về quá trình đưa cây cam về trồng trên vườn nhà, chị Nguyễn Thị Nhung (vợ anh Tuấn) chia sẻ: Năm 2008, trong một lần đi Hà Giang thăm bạn bè, anh Tuấn mang về 300 gốc cam sành.

Khi thấy cây phát triển phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở Sông Hinh, gia đình tôi mới quyết định trồng thêm 180 gốc cam và 20 gốc bưởi Diễn. 3 sào đất vườn đã được vợ chồng tôi cải tạo để trồng cam, bưởi. Đến năm 2011, đợt đầu tiên thu hoạch cam được 15 tấn, thu hơn 100 triệu đồng, lãi hơn 80 triệu đồng.

Những năm tiếp theo, nhờ có kinh nghiệm và tiếp tục tăng thêm gốc cam nên anh Tuấn có thu nhập ổn định và cao gấp đôi so với năm đầu (hiện doanh thu ổn định từ trồng cam từ 200 triệu đến 300 triệu đồng/năm). Còn cây bưởi và bơ, cuối năm nay sẽ cho thu hoạch đợt đầu tiên, nên thu nhập trong năm 2014 của gia đình anh sẽ tăng thêm.

Từ mô hình sản xuất của gia đình anh Tuấn, nhiều gia đình làm vườn ở thị trấn Hai Riêng đã tìm tới học hỏi và làm theo. Để chủ động nguồn cây giống, từ kinh nghiệm tích lũy được, anh Tuấn đã tự chiết ghép tạo ra những cây giống mới vừa trồng trong vườn vừa đáp ứng nhu cầu cây giống của bà con. Mỗi năm gia đình anh Tuấn bán được 2.000 cây giống, tạo thêm thu nhập từ 50 đến 65 triệu đồng.

Anh Hoàng Minh Xuân (khu phố 4, thị trấn Hai Riêng), 1 trong 15 người ở thị trấn Hai Riêng đang làm theo mô hình của anh Tuấn chia sẻ: Cam vườn nhà anh Tuấn thường bán được giá cao hơn cam các vườn khác vài nghìn mỗi kilogram. Vì cam mọng nước, vỏ mỏng, quả to (khoảng 4 trái/1kg).

Học theo cách làm của vợ chồng anh Tuấn, tôi cũng cải tạo diện tích vườn nhà, mua 300 gốc cam của anh Tuấn về trồng. Mỗi lần đến lấy cây giống, tôi đều được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cẩn thận như phải tạo vườn dốc để tránh ngập úng làm thối thân; trong quá trình cây ra trái phải chú ý tới con nhện đỏ vì nó làm cam khô nước, vỏ sần sùi.... Hiện vườn cam của gia đình tôi phát triển tốt, đang ra trái đợt đầu, hứa hẹn một mùa thu hoạch tốt.

Ngoài cam và bưởi tại vườn thì phần diện tích đất rẫy còn lại, gia đình anh Tuấn đã cải tạo để trồng 400 gốc bơ. “Đây là giống bơ Mỹ tôi mua từ các chủ vườn ở Đắk Lắk. Đặc điểm nổi trội của giống bơ này là trái lớn, khoảng 600 gram/trái; đang được thị trường ưa chuộng. Hơn nữa trồng bơ còn có thể trồng xen với cây sắn nên người trồng sẽ có thêm thu nhập”, anh Tuấn nói thêm.

Ông Nguyễn Khắc Sự, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Sông Hinh cho biết: Mô hình trồng cam của gia đình anh Tuấn ở thị trấn Hai Riêng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao; giúp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo ra sự đa dạng trong sản xuất nông nghiệp, mở ra hướng làm giàu cho nhiều bà con. Đây là hướng đi phù hợp với chủ trương phát triển nông nghiệp bền vững khi tạo ra các sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường.


Có thể bạn quan tâm

Kỳ Vọng Mùa Dưa Tết Bội Thu Kỳ Vọng Mùa Dưa Tết Bội Thu

Thời gian qua, nông dân tại nhiều quận, huyện ở TP Cần Thơ đã phát triển trồng dưa hấu quanh năm. Tuy nhiên, vụ dưa hấu Tết được nhiều nông dân tăng diện tích trồng và phát triển đa dạng nhiều giống dưa để đáp ứng nhu cầu thị trường Tết. Vào dịp Tết, ngoài cần một lượng lớn dưa hấu để ăn, nhiều người dân còn có nhu cầu tìm mua các loại dưa hấu có hình dáng đẹp, nhất là dưa hấu trái tròn để phục vụ chưng Tết.

07/02/2015
Hội Thi Cây Quýt Hồng Giống Tốt Năm 2015 Hội Thi Cây Quýt Hồng Giống Tốt Năm 2015

Hội thi thu hút 26 nhà vườn xã Tân Phước và xã Long Hậu gửi mẫu dự thi. Từ ngày 2 - 6/2, Ban tổ chức tiến hành chấm điểm tại các vườn đã đăng ký dự thi, sau đó thu mẫu và tiếp tục chấm điểm mẫu trái tại phòng Lab ở Viện Cây ăn quả miền Nam.

07/02/2015
Méo Mặt Với Giá Lúa Méo Mặt Với Giá Lúa

Ông Hồ Văn Tuấn, ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Xuân (huyện Trà Ôn, Vĩnh Long) cho biết, trong vòng một tuần qua giá lúa giảm liên tục, thương lái bỏ cả tiền cọc chạy làng. Đồng lúa chín vàng óng nhưng tiến độ thu hoạch chậm, do rất ít thương lái thu mua.

07/02/2015
Sẽ Thương Mại Hóa Cây Trồng Biến Đổi Gen Vào Cuối Năm 2015 Sẽ Thương Mại Hóa Cây Trồng Biến Đổi Gen Vào Cuối Năm 2015

Thông tin trên được ông Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp đưa ra tại hội thảo “Triển vọng toàn cầu cây trồng biến đổi gen năm 2014” do Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cơ quan dịch vụ quốc tế về khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp (ISAAA) tổ chức vào chiều 3/2.

07/02/2015
Nigieria Có Thể Trở Thành Nước Cung Ứng Điều Thô Lớn Nhất Cho Việt Nam Nigieria Có Thể Trở Thành Nước Cung Ứng Điều Thô Lớn Nhất Cho Việt Nam

Tuy nhiên, hợp tác thương mại giữa 2 bên vẫn có một số trở ngại: hạt điều Nigieria có chất lượng còn khiêm tốn so với một số nước châu Phi khác như Ghana, Tanzania…; thanh toán giữa người mua và người bán còn khó khăn; chưa có cơ chế hợp tác để giải quyết các tranh chấp thương mại một cách công bằng và hiệu quả.

07/02/2015