Phù Cát (Bình Định) phát triển kinh tế thủy sản

Ngoài ra, các xã ven biển trong huyện cũng đã thành lập được 21 tổ đoàn kết với 88 tàu tham gia hỗ trợ khai thác đánh bắt trên biển.
Triển khai thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ, huyện Phù Cát đã có 10 trường hợp ngư dân xin vay vốn đóng mới tàu, đã được tỉnh phê duyệt. Trong đó có 7 ngư dân ở xã Cát Khánh đã ký kết hợp đồng với Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu đóng mới tàu vỏ sắt, gồm 2 tàu làm dịch vụ, 3 tàu làm nghề lưới vây, 2 tàu làm nghề chụp mực. Mỗi tàu đóng mới có kinh phí đầu tư từ 14,5 đến 19,3 tỉ đồng.
Trong 4 tháng đầu năm 2015, ngư dân trong huyện đã bám biển đánh bắt gần 11.100 tấn hải sản các loại, đạt 31,7% kế hoạch năm, đồng thời khai thác được 89.000 con tôm hùm giống. Bên cạnh việc vận động ngư dân bám biển khai thác đánh bắt hải sản, ngành chức năng của huyện cũng hướng dẫn ngư dân cải tạo ao đìa đưa vào nuôi thủy sản. Ngoài diện tích nuôi quảng canh cải tiến, nuôi hỗn hợp các loại tôm cá, toàn huyện có 41,5 ha nuôi tôm thâm canh, dưới hình thức nuôi công nghệ cao, chủ yếu ở Cát Hải 33,5 ha và Cát Khánh 8 ha.
Related news

Thời gian qua lượng da cá sấu và cá sấu con sống xuất khẩu đang có dấu hiệu đi xuống. Sau một thời gian chống chọi tìm đầu ra cho sản phẩm, một số doanh nghiệp chăn nuôi cá sấu ở TP.HCM đã phải chuyển hướng kinh doanh.

Theo kế hoạch, năm 2015, toàn tỉnh sẽ gieo cấy 32.600ha lúa mùa. Tuy nhiên, tiến độ làm đất sản xuất vụ mùa hiện nay khá chậm, đặc biệt là đối với những diện tích tiếp tục sản xuất vụ đông.

Đến thời điểm này, về cơ bản huyện Thanh Sơn đã thu hoạch xong vụ chiêm xuân và bắt tay vào chuẩn bị sản xuất vụ mùa. Vụ chiêm xuân năng suất lúa của huyện đạt bình quân khoảng 58 tạ/ha, xấp xỉ năng suất bình quân chung toàn tỉnh. Vụ mùa năm nay, huyện Thanh Sơn có kế hoạch gieo cấy 3.470ha lúa, trong đó có 1.600ha lúa lai. Vụ mùa được tập trung chủ yếu vào 2 trà chính là trà sớm (48% diện tích) và mùa trung (50% diện tích).

Thời gian gần đây, dịch lở mồm long móng (LMLM) tái bùng phát tại một số nơi trên địa bàn tỉnh khiến nhiều đàn gia súc bị nhiễm bệnh. Để ngăn chặn nguy cơ dịch lây lan, ngành chuyên môn cùng chính quyền các địa phương đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp đối phó.

Hơn 2 tháng nay, ngư dân Trần Đậu (thôn Trà Đông, xã Duy Vinh, Duy Xuyên) phải gõ cửa các cấp, các ngành tìm kiếm sự trợ giúp khi lưới đang sản xuất trên biển bị cắt mất 87 tấm, thiệt hại ước tính hơn 250 triệu đồng.