Phòng và trị một số bệnh thường gặp cho cá bống tượng
1. Bệnh đốm đỏ:
Nguyên nhân là do môi trường sống bị thay đổi, cá bị sây sát trong quá trình vận chuyển, đánh bắt, vi khuẩn xâm nhập và gây ra bệnh.
Cá kém ăn, bơi chậm chạp, các phần dọc theo thân, đuôi, tia vi xuất hiện các đốm đỏ, vết loét.
Trị bệnh: Dùng thuốc Sulphamit 10-16 g trộn vào thức ăn cho 100 kg cá, ăn 2-3 lần.
Cũng có thể tắm cho cá bằng nước muối nồng độ 4%o trong 10 phút có sục khí.
2. Bệnh trùng mỏ neo:
Trùng bám trên thân cá ở các gốc vây ngực, vây hậu môn; nếu nặng toàn thân trùng mỏ vào hút máu làm cho cơ thể cá tấy sưng.
Cách trị: Dùng lá xoan (sầu đông) bó thành từng bó để dưới đáy hoặc thùng bè, lều lồng với lượng 0,6 kg lá/kg cá.
Cá sẽ chúi vào bó lá, nước lá xoan đắng sẽ làm cho trùng mỏ neo rời khỏi thân cá.
3. Bệnh tuột nhớt:
Khi cá bị bệnh này thường chỉ thay đổi môi trường. Thay nước trong ao, di chuyển lồng nuôi sang nơi khác. Cũng có thể cách ly cá bị bệnh cho khỏi lây lan.
Phòng ngừa các bệnh trên:
– Khi chọn cá nuôi cần thận trọng, chỉ sử dụng những con khỏe mạnh và được rửa qua thuốc tím với nồng độ 20 g/m3 nước trong thời gian 15-30 phút để diệt nguồn gốc các mầm bệnh trước khi thả nuôi.
– Trộn thức ăn với ít muối hoặc 5 g thuốc kháng sinh cho 1 kg thức ăn và cho cá ăn 10 ngày một lần.
– Thường xuyên theo dõi cá, khi thấy cá có dấu hiệu của bệnh phải phân lập nuôi riêng và chữa trị.
Có thể dùng vôi bột, lá xoan để trong bao, treo ở cống cấp nước, chúng sẽ tan ra góp phần diệt một số nấm, khuẩn gây bệnh cho cá.
Có thể bạn quan tâm
Anh Huỳnh Văn Hận (ấp 3, xã Tân Thành, TP.Cà Mau) được xem là điển hình nuôi cá bống tượng đạt hiệu quả cao. Qua một vụ nuôi tỉ lệ sống đạt 70%, trừ mọi chi phí (con giống, thức ăn, công cắt cá mồi, men vi sinh, xăng dầu…) anh Hận lời được 403 triệu đồng từ 1,5 ha ao nuôi (36 ao, diện tích trung bình khoảng 100 - 150 m2/ao).
Ông Lộ Văn Minh ở ấp 3, xã Phong Thạnh Đông A, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu bắt đầu nuôi cá bống tượng từ năm 2005. Do đối tượng nuôi mới, thiếu kinh nghiệm, hiệu quả kinh tế mang lại năm đầu chưa cao.
Huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang quanh năm được hưởng nguồn nước ngọt từ sông Hậu đổ về, nên từ những năm 1990 bà con nông dân ở đây đã tận dụng diện tích mặt nước dọc các bờ kênh để nuôi cá bống tượng thương phẩm. Song, lâu nay vấn đề con giống vẫn là nỗi trăn trở của người nuôi cá bống tượng.
Cá bống tượng là loài cá có giá trị kinh tế cao, hiện đang được thị trường một số nước ưa chuộng như: Đài Loan, Singapore, Trung Quốc…
Cá bống tượng là loài lớn nhất trong họ cá bống. Cá sốngnhiều ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Ở nước ta cá sinh trưởng và phát triển tốt, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, quanh năm khí hậu nắng nóng và mưa nhiều rất thích hợp với cá bống tượng.