Phòng và trị một số bệnh thường gặp cho cá bống tượng
1. Bệnh đốm đỏ:
Nguyên nhân là do môi trường sống bị thay đổi, cá bị sây sát trong quá trình vận chuyển, đánh bắt, vi khuẩn xâm nhập và gây ra bệnh.
Cá kém ăn, bơi chậm chạp, các phần dọc theo thân, đuôi, tia vi xuất hiện các đốm đỏ, vết loét.
Trị bệnh: Dùng thuốc Sulphamit 10-16 g trộn vào thức ăn cho 100 kg cá, ăn 2-3 lần.
Cũng có thể tắm cho cá bằng nước muối nồng độ 4%o trong 10 phút có sục khí.
2. Bệnh trùng mỏ neo:
Trùng bám trên thân cá ở các gốc vây ngực, vây hậu môn; nếu nặng toàn thân trùng mỏ vào hút máu làm cho cơ thể cá tấy sưng.
Cách trị: Dùng lá xoan (sầu đông) bó thành từng bó để dưới đáy hoặc thùng bè, lều lồng với lượng 0,6 kg lá/kg cá.
Cá sẽ chúi vào bó lá, nước lá xoan đắng sẽ làm cho trùng mỏ neo rời khỏi thân cá.
3. Bệnh tuột nhớt:
Khi cá bị bệnh này thường chỉ thay đổi môi trường. Thay nước trong ao, di chuyển lồng nuôi sang nơi khác. Cũng có thể cách ly cá bị bệnh cho khỏi lây lan.
Phòng ngừa các bệnh trên:
– Khi chọn cá nuôi cần thận trọng, chỉ sử dụng những con khỏe mạnh và được rửa qua thuốc tím với nồng độ 20 g/m3 nước trong thời gian 15-30 phút để diệt nguồn gốc các mầm bệnh trước khi thả nuôi.
– Trộn thức ăn với ít muối hoặc 5 g thuốc kháng sinh cho 1 kg thức ăn và cho cá ăn 10 ngày một lần.
– Thường xuyên theo dõi cá, khi thấy cá có dấu hiệu của bệnh phải phân lập nuôi riêng và chữa trị.
Có thể dùng vôi bột, lá xoan để trong bao, treo ở cống cấp nước, chúng sẽ tan ra góp phần diệt một số nấm, khuẩn gây bệnh cho cá.
Related news
Hiện nay, nơi sản xuấtchỉ đếm được trên đầu ngón tay, nên sản phẩm tạo ra không có sự cạnh tranh. Song song với sự độc nhất vô nhị của sản phẩm Bống Tượng. Kế đến là kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Bống Tượng nếu ứng dụng quy trình đơn thuần, thì tỷ lệ sống rất thấp < 5%.
Từ lâu, cá bống tượng luôn được ưa chuộng vì chất lượng thịt rất cao. Tuy nhiên nhiều năm qua loài cá này chỉ được khai thác chủ yếu từ đánh bắt tự nhiên.
Bống tượng là loài cá bản địa ở Đồng bằng Sông Cửu Long, thế nhưng khoảng 5 năm trở lại đây hầu như vắng bóng trên thị trường, thỉnh thoảng mới thấy xuất hiện ở chợ dưới dạng đơn lẻ vài cá thể do ngư dân đánh bắt được trên sông rạch.
Nhờ năng động phát triển kinh tế, anh Nguyễn Đức Thuận ở thôn Tân Tiến, xã Tiến Dũng (Yên Dũng) đã biến khu đồng trũng cấy lúa một vụ không ăn chắc thành trang trại nuôi ba ba có thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm.
Hiện nay, phong trào nuôi cá bống tượng đang được bà con nhân rộng do hiệu quả kinh tế mà loài đặc sản nước ngọt này mang lại.