Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Phòng và trị bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà

Phòng và trị bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà
Tác giả: NXB Nông Nghiệp
Ngày đăng: 27/02/2016

1. Động vật cảm thụ:

 Hầu hết các loại gà ở các lứa tuổi đều bị nhiễm bệnh này.

Đặc biệt là gà Tây và gà Leghorn mẫn cảm hơn.

 2. Nguyên nhân:

 Bệnh gây ra do virus thuộc nhóm Coronavirus có một số Serotype thuộc nhóm này có chung kháng nguyên.

Vì vậy nếu con vật bị nhiễm 1 Serotype cũng có thể thu được miễn dịch chống lại sự nhiễm của các Serotype khác.

Tất cả các Serotype này đều không gây bệnh tích trong tế bào.

 3. Phương thức truyền lây:

 - Bệnh lây nhiễm qua hô hấp do con vật hít phải không khí trong chuồng nuôi đã nhiễm mầm bệnh.

 - Lây qua thức ăn nước uống do những con vật thải mầm bệnh vào thức ăn nước uống từ dịch nước miếng và thanh dịch ở mũi.

 - Lây qua những dụng cụ chăn nuôi và người chăn nuôi đã nhiễm mầm bệnh.

 - Bình thường virus không truyền qua trứng nhưng một số báo cáo gần đây ở một số nước cho biết virus có khả năng truyền lây qua trứng.

 4. Triệu chứng:

 Ở những gà bố mẹ đã bị nhiễm bệnh hoặc đã được tiêm phòng văcxin IB thì gà con nhận được miễn dịch từ mẹ truyền qua, chống được bệnh ở 2 tuần tuổi.

Do vậy từ tuần tuổi thứ 3 trở đi mới thấy phát bệnh với các triệu chứng điển hình như:

 - Gà hắt hơi, kêu toóc toóc, thở khò khè, vươn cổ lên thở.

- Gà ăn kém, chậm lớn, xù lông.

 - Bệnh nếu ghép với Mycoplasma (bệnh gây viêm khớp, bại liệt) sẽ nặng và kéo dài.

Nếu virus xâm nhập vào thận làm cho thận viêm, urê huyết, phân trắng, mào xanh tím, uống nước nhiều, sau đó lại nhả nước từ miệng ra nền chuồng rất nhiều, làm ướt nền chuồng.

Chất urat (trắng) chiếm hầu hết trong phân.

Thường sau 6-7 ngày gà kiệt sức và chết, tỷ lệ tới 15%.

 - Một số đàn có thể nhiễm kế phát cả thương hàn, E.coli nên phân tiêu chảy trắng xanh và loãng.

 - Gà đẻ tỷ lệ trứng giảm 10-30% trong 3-4 tuần.

Vỏ trứng mền và nhăn nheo (do ống dẫn trứng bị virus tác động kéo dài và gây viêm).

 5. Phòng và trị bệnh:

 a/ Phòngbệnh:

 +) Phòng bệnh bằng vacxin: Dùng vacxin sống nhược độc để phòng bệnh theo phương pháp khí dung, cho uống, nhỏ mắt hay mũi.

 Qui trình phòng bệnh:

 Lần 1: Lúc 1 ngày tuổi dùng phương pháp phun sương.

 Lần 2: Lúc 7-10 ngày tuổi, tiêm dưới da, hay nhỏ mắt, mũi hoặc cho uống.

 Lần 3: Lúc 14 tuần tuổi (dùng cho gà đẻ hậu bị) tiêm dưới da.

 - Phương pháp cho uống vacxin nhược độc: Trong nước uống không có chất tẩy và sát trùng.

Có thể dùng 250g sữa bột không có kem (chất bơ trong sữa) hoà vào 200ml nước (2,5g/1lít nước) để trung hoà hết các tác nhân diệt virus trong nước.

Tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, ta cho gà nhịn uống 1-2 giờ trước khi pha vacxin để gà uống hết được số nước có vacxin trong 3-4 giờ sau khi pha.

Sau khi dùng vacxin 36 giờ, gà có biểu hiện ho nhẹ (tuỳ thuộc vào chủng chế vacxin), triệu chứng này sẽ hết trong vòng 2 ngày.

Cũng có trường hợp xuất hiện triệu chứng ho vào ngày thứ 6 của tuần thứ 2 sau khi dùng vacxin và duy trì 4-5 ngày.

Các phản ứng vacxin sẽ chấm dứt trong vòng 10 ngày.

Vacxin miễn dịch kéo dài được 2-3 tuần.

 - Phương pháp khí dung: Pha vacxin nhược độc phun vào lúc 1 ngày tuổi trong lò ấp trứng.

Phản ứng của gà với vacxin cũng giống khi cho uống.

Điều quan trọng là các hạt vacxin phải rất nhỏ.

Phương pháp này virus có thể tiếp xúc vào mắt, mùi và đường hô hấp sinh ra Interferon, miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể.

 - Phương pháp nhỏ mắt và mũi: Mỗi mắt và mũi được nhỏ 1 giọt vacxin nhược độc, virus xâm nhập vào niêm mạc phía sau hốc mắt và niêm mạc xoang mũi, khí quản sẽ tạo miễn dịch như phương pháp khí dung.

 - Khi sử dụng vacxin nhược độc phải theo sự hướng dẫn của nơi sản xuất.

Đồng thời không được cho gà khoẻ tiếp xúc với đàn gà bệnh (cách ly tuyệt đối) để virus cường độc trong ổ dịch không xâm nhập vào những đàn gà khoẻ mạnh.

Vì nếu bị nhiễm virus độc lực cao sẽ làm tăng khả năng phát bệnh ngay sau khi chủng ngừa vacxin nhược độc.

 +) Dùng vacxin vô hoạt OVC-4 có chất nhũ dầu phòng tổng hợp 4 bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, dịch tả, hội chứng giảm đẻ và hội chứng sưng đầu do công ty Rhone Mérieux-Pháp sản xuất.

 - Tiêm cho gà khoẻ mạnh trước khi đẻ 2-4 tuần với liều 0,3cc/con.

 +) Phòng bệnh bằng vệ sinh:

 - Vệ sinh và xử lý chuồng trại, chất độn chuồng, máng ăn, máng uống định kỳ.

 - Không nên nhốt chung gà khác lứa tuổi với nhau cùng một chuồng nuôi.

 b/ Trị bệnh:

 Dùng kháng sinh có phổ rộng để điều trị các vi khuẩn kế phát ở đường hô hấp như Mycoplasma, E.coli, Pasteurella, Staphylococcus.

Những kháng sinh có tác dụng chống vi khuẩn tốt như Tiamulin, Spiramycin, Tylosin, Lincomycin, Erythromycin, Chlotetracyclin pha vào nước uống hoặc tiêm liên tục 3-5 ngày.

Thuốc có tác dụng ngăn cản nhiễm trùng kế phát.

 - Trong trường hợp urê huyết: ta phải tăng nhiệt độ sưởi ấm trong chuồng nuôi.

Đồng thời giảm lượng protein động vật (bột cá) trong thức ăn, đưa các chất điện giải (dung dịch axit amin, đường và chất khoáng tổng hợp) hoà vào nước cho gà uống liên tục 5-7 ngày, mục đích để giảm urê huyết, làm tăng khả nănghồi phục cơ thể.

 Lưu ý: Khi dùng các chất điện giải cho uống kéo dài sẽ làm cho gà tiêu chảy.

Đặc biệt những gà không bị urê huyết thì tỷ lệ tiêu chảy càng tăng.

 


Có thể bạn quan tâm

Nuôi gà chọi sinh sản ít vốn, lãi cao Nuôi gà chọi sinh sản ít vốn, lãi cao

Hiện nay mô hình nuôi gà chọi là một trong những mô hình đem lại hiệu quả cao trong việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, chúng tôi tìm đến gia đình anh Khổng Văn Thế thôn Yên Phú xã Đồng Thịnh huyện Sông Lô đây là mô hình thành công trong việc chuyển đổi vật nuôi.

27/02/2016
Kỹ thuật úm gà con và chăm sóc gà con giai đoạn từ 1 - 28 ngày tuổi Kỹ thuật úm gà con và chăm sóc gà con giai đoạn từ 1 - 28 ngày tuổi

Úm gà con là một trong những khâu rất quan trọng và cần thiết trong quá trình chăn nuôi gà, nó quyết định đến năng suất, chất lượng đàn gà sau này. Nếu để gà con mới nở trong những tuần đầu thiếu nhiệt, gà sẽ yếu dần, tỷ lệ chết cao.

27/02/2016
Bệnh Niucatxơn ở gà Bệnh Niucatxơn ở gà

Bệnh Niucatxơn là bệnh nguy hiểm ở gà thường xảy ra quanh năm nhất là lúc chuyển mùa nhiệt độ hạ thấp đây là thời điểm bệnh Niucatxơn hay bệnh gà rù thường dễ xuất hiện.

27/02/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.