Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Bệnh Niucatxơn ở gà

Bệnh Niucatxơn ở gà
Tác giả: Hồng Minh
Ngày đăng: 27/02/2016

1. Nguyên nhân:

Bệnh lây lan qua đường tiêu hóa và hô hấp, do tiếp xúc giữa gà ốm và gà khỏe, do phương tiện vận chuyển thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh, do tiếp xúc với động vật, chim hoang dã mang mầm bệnh, bệnh gây viêm, xuất huyết, loét niêm mạc đường tiêu hoá, nhiễm trùng máu, thần kinh… nên thường gây tử vong ở gà rất cao.

2. Triệu chứng:

Gà bỏ ăn, đứng khoác áo tơi, chân lạnh, hắt hơi, khò khè, chảy nước mũi nhớt trắng - đỏ, khát nước uống nhiều nước, diều căng mềm toàn nước, diều chướng toàn hơi, chảy nước nhớt có dây ở miệng, gà thường vươn cổ kêu cho dễ thở, lúc đầu gà đi phân táo bón sau đó lại tiêu chảy phân có màu trắng, xanh (phân cứt cò), có bọt hoặc máu.

Gà sốt cao mào tím tái, thường chết rất nhanh, sống sót để lại di chứng thần kinh, nghẹo cổ, đi vòng quanh, mổ thức ăn không chính xác.

3. Phòng bệnh:

Không có thuốc điều trị bệnh Niucatxơn, do vậy phòng bệnh là chính, không nên nuôi chung gà các lứa tuổi.

Bên cạnh đó người chăn nuôi phải luôn chú ý đến khâu vệ sinh thức ăn, nước uống, chuồng trại thì hiệu quả phòng bệnh mới cao.

- Phòng bệnh bằng vacxin:

Dùng vacxin Laxota nhỏ mắt mũi lúc 3-7 ngày tuổi, 21 ngày tuổi.

Tiêm vac xin Niucatxơn hệ I lúc 60 ngày tuổi và 135 ngày tuổi.

Hoặc sử dụng vacxin Niucatxơn chịu nhiệt pha nước cho uống theo hướng dẫn của thú y.

Cần chú ý đến tác dụng và thời hạn của loại vac xin này khi đến thời điểm phải dùng ngay và hết thời hạn thì phải dùng tiếp để gà có thể miễn dịch bền vững.

- Khi có dịch niucatxơn xảy ra:

Khi có bệnh xảy ra báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở, dùng vac xin, bổ sung thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho những đàn gà chưa mắc bệnh như: Bcomplex, chất điện giải, Vitamin C.

Cách ly đàn gà ốm, không bán chạy gà ốm.

Người nuôi gà ốm không tiếp xúc với đàn gà khác, rắc vôi bột và phun thuốc sát trùng chuồng nuôi, sân thả, dụng cụ và khu vực xung quanh.

Ngoài ra có thể kết hợp dùng bài thuốc đông y như: Hoàng liên: 16 gam, Huyền sâm: 12 gam, Bạch thược: 12 gam, Hồng hoa: 8 gam sắc kỹ 2 nước rồi lọc bỏ bã lấy dịch lọc làm thuốc cho gà uống hoặc trộn vào thức ăn với liều trên dùng đủ cho 10 gà trưởng thành hoặc 20 gà hậu bị hoặc 40 gà con.

Định kỳ 3 tháng 1 lần, để phòng bệnh cho gà để đạt hiệu quả cao.


Có thể bạn quan tâm

Phòng trị bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà Phòng trị bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà

Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà do vi khuẩn gây nên, có thể điều trị bằng kháng sinh. Gà các giống, các lứa tuổi đều bị mắc bệnh. Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt nặng vào mùa mưa rét hoặc nóng ẩm đầu năm và thường xuyên tái phát khi sức khỏe gà giảm sút do thay đổi thời tiết hoặc chăm sóc, nuôi dưỡng kém.

27/02/2016
Nuôi gà chọi sinh sản ít vốn, lãi cao Nuôi gà chọi sinh sản ít vốn, lãi cao

Hiện nay mô hình nuôi gà chọi là một trong những mô hình đem lại hiệu quả cao trong việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, chúng tôi tìm đến gia đình anh Khổng Văn Thế thôn Yên Phú xã Đồng Thịnh huyện Sông Lô đây là mô hình thành công trong việc chuyển đổi vật nuôi.

27/02/2016
Kỹ thuật úm gà con và chăm sóc gà con giai đoạn từ 1 - 28 ngày tuổi Kỹ thuật úm gà con và chăm sóc gà con giai đoạn từ 1 - 28 ngày tuổi

Úm gà con là một trong những khâu rất quan trọng và cần thiết trong quá trình chăn nuôi gà, nó quyết định đến năng suất, chất lượng đàn gà sau này. Nếu để gà con mới nở trong những tuần đầu thiếu nhiệt, gà sẽ yếu dần, tỷ lệ chết cao.

27/02/2016