Phòng và chữa bệnh cho nhím
Phòng và chữa bệnh cho nhím là việc rất quan trọng của những người nuôi nhím.
Nói về bệnh tật của loài nhím, hiện nay chúng ta chưa biết đầy đủ, vì con vật hoang dã này mới dược loài người thuần hóa chưa bao lâu. Ngay các nước láng giềng với ta như Thái Lan chẳng hạn, họ đã nuôi nhím trước ta bốn năm thập kỷ nay, nhưng về vấn đề này họ cũng chưa am hiểu được nhiều. Chỉ biết chung chung một điều là loài này có sức đề kháng cao nên ít bị bệnh hơn các thú khác, như thỏ chẳng hạn. Vì lẽ đó, việc phòng bệnh cho nhím thường được đặc biệt quan tâm đến.
Phòng bệnh cho nhím gồm những công việc mà chúng tôi trình bày trong phần “chăm sóc” là tạo môi trường sống của nhím lúc nào cũng được sạch sẽ, khô ráo, còn cung cấp thức ăn thức uống đủ chất bổ dưỡng và hợp vệ sinh, giúp nhím sống no đủ, khỏe mạnh, có sức đề kháng cao dể tự chống chọi được mọi thứ bệnh tật đến với chúng.
Bệnh thường gặp ở nhím là bệnh tiêu chảy và bệnh ghẻ lở ngoài da. Cả hai thứ bệnh này dễ trị, nếu ta phát giác và can thiệp kịp thời.
Bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy của nhím thường có ba nguyên nhân sau đây gây ra:
+ Do thức ăn nước uống không hợp vệ sinh như dơ bẩn, quá cũ, ôi mốc…
+ Do nhiễm khuẩn từ thức ăn, nước uống, từ môi trường sống dơ bẩn nên nhím mới bị nhiễm khuẩn Escherischia coli.
+ Do môi trường sống không phù hợp như thường xuyên bị mưa tạt gió lùa nên chuồng bị ướt, lạnh lẽo…
Để trừ bệnh tiêu chảy cho nhím, ta cho chúng uống Sulfatguanidan, và trong thời gian còn bệnh chỉ nên cho ăn các thức ăn đắng chát như lá ổi, lá mơ, củ cà rốt và rễ cau, rễ dừa…
Bệnh ghẻ lở
Bệnh này thường do ký sinh trùng gây ra nên còn gọi là bệnh ký sinh trùng. Trên mình nhím thường có ve sống chui rúc ở chân lông, sinh sản ra từng bầy đàn đông đảo chùm nhum lại hút máu nhím mà số Những vùng da bị ve cắn nát sẽ sinh ghẻ lở khiến nhím ngứa ngáy khó chịu. Nó thường liếm những nơi lở loét này và nhờ cách dó mà lành bệnh. Nhưng, với những vết lở loét lớn thì ta phải dùng dung dịch Violet bôi lên, đồng thời phun xịt thuốc Gentamycine để diệt ruồi, đó cũng là cách phòng bệnh lở loét ngoài da cho nhím.
Có thể bạn quan tâm
Chọn được nhím cha mẹ, cho phối giống và chuẩn bị mọi điều kiện để chăm sóc, nuôi nhím con khỏe mạnh. nhím con vừa lọt lòng mẹ hai mắt đã mở to thao láo
Trong chuồng nhím cần có sẵn những thứ dụng cụ sau đây: Hang giả, Máng ăn, Máng nước, Vật để nhím mài răng
Bất cứ chăn nuôi giống loài gì, nếu ta biết cách chọn giống tốt để nuôi thì được coi là đã nắm được chìa khóa mở cánh cửa thành công. Riêng với việc nuôi nhím