Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Phòng trừ bệnh ghẻ nhám trên cây có múi

Phòng trừ bệnh ghẻ nhám trên cây có múi
Tác giả: Nguyễn Thị Nguyệt - Chi cục Bảo vệ Thực vật
Ngày đăng: 02/06/2018

Hiện nay nhóm cây có múi (cam quít, bưởi, chanh) được trồng phổ biến và phân bố rộng khắp từ Bắc đến Nam với nhiều chủng loại phong phú, vì loại nông sản này có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, sâu bệnh trên cây có múi là vấn đề quan tâm của nhà vườn, trong đó, phổ biến nhất là bệnh ghẻ nhám.

Tác nhân gây bệnh là do nấm Elsinoe fawcetti. Bệnh gây hại trên cành non, trái non và đọt non. Trên lá, vết bệnh đầu tiên là những chấm nhỏ mất màu, trong mờ nhô ra ở mặt dưới lá, sau đó biến thành các mụn nhỏ như mụn ghẻ, màu nâu, lá bệnh bị cong ngược về một phía, vặn vẹo và biến dạng. Nếu bị nặng là vàng và rụng sớm. Trên trái, vỏ trái nổi nhiều gai sần sùi, màu nâu xám, rời rạc hoặc nối lại thành mảng lớn bất dạng (phân biệt vỏ trái bị nhện hại thì không nổi gai). Trên cành, vết bệnh cũng nhô lồi lên như trên lá, cành bị sần sùi có các vẩy màu vàng, cành non có thể bị khô chết. Tùy theo sự sinh trưởng của lá, vết bệnh mở rộng và hóa bần (vết bệnh nổi lên là do mô phát triển không bình thường gây ra bởi tác động của một số chất hóa học của nấm ký sinh tiết ra, còn mô hóa bần là phản ứng tự vệ của ký chủ chống lại nấm ký sinh). Vết bệnh trên trái chanh và cam sành thường nhô cao hơn trái cam mật.

Nấm bệnh lưu tồn chủ yếu trên lá và cành non đã nhiễm bệnh, sau đó theo gió và nước mưa sẽ lây lan qua những lá mới. Bệnh ghẻ nhám phát sinh và phát triển mạnh trong mùa mưa; tấn công giai đoạn cây ra đọt non, cành non hoặc trái non. Nấm xâm nhập trực tiếp hoặc qua vết thương, sau khi xâm nhập 3-10 ngày có thể hình thành vết bệnh. Nhiệt độ cao (>28oC) là yếu tố kiềm hãm bệnh. Bệnh phát sinh nhiều trên các vườn cây thiếu chăm sóc. Bệnh gây hại phổ biến nhất trên chanh, cam mật, cam xoàn và cam sành.

Biện pháp phòng trừ:

- Tránh trồng cây con bị bệnh.

- Không trồng mật độ quá dày, thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán cho vườn cây thông thoáng.

- Vườn ươm, vườn trồng phải cao ráo, tránh đọng nước. 

- Cắt bỏ cành lá bệnh và mang ra khỏi vườn tiêu hủy để hạn chế mầm bệnh lây lan. 

- Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục. Bón phân cân đối hợp lý theo từng giai đoạn để tránh ra đọt non liên tục. Giảm lượng phân đạm bón cho cây và ngưng phun phân bón lá lúc cây đang bệnh.

 - Sử dụng các loại thuốc gốc đồng như: Funguran, COC 85, Norshield 86.2 WG,… liều lượng 10g/bình 8 lít nước, phun giai đoạn chồi non mới nhú hoặc vừa tượng trái. Nếu áp lực nguồn bệnh quá cao, nên phun các loại thuốc như: Benomyl 50WP, Plant 50WP,… liều lượng 15-20g/bình 8 lít,  phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày. Chú ý đảm bảo thời gian cách ly để an toàn sức khỏe người tiêu dùng. 


Có thể bạn quan tâm

Hưng Khánh Trung B với mô hình xử lý sầu riêng cho trái nghịch vụ Hưng Khánh Trung B với mô hình xử lý sầu riêng cho trái nghịch vụ

Chỉ với 50 gốc sầu riêng D6 cho trái nghịch vụ, anh Bùi Văn Trại ở ấp Trung Hiệp, xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách có thu nhập trên 70 triệu đồng/năm

02/06/2018
Phòng trừ nhện hại trên cây có múi trong mùa nắng nóng Phòng trừ nhện hại trên cây có múi trong mùa nắng nóng

Nhện là loài sinh vật gây hại phổ biến trên cây có múi, đặc biệt trong điều kiện khí hậu nóng và khô là thích hợp cho nhện phát triển và gây hại mạnh.

02/06/2018
Phòng trừ bệnh loét trên cây có múi trong mùa mưa Phòng trừ bệnh loét trên cây có múi trong mùa mưa

Trong mùa mưa, cây có múi thường bị nhiễm nhiều loại sâu bệnh, trong đó phổ biến nhất là bệnh loét làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất trái.

02/06/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.