Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Hưng Khánh Trung B với mô hình xử lý sầu riêng cho trái nghịch vụ

Hưng Khánh Trung B với mô hình xử lý sầu riêng cho trái nghịch vụ
Tác giả: Nguyễn Cường
Ngày đăng: 02/06/2018

Chỉ với 50 gốc sầu riêng D6 cho trái nghịch vụ, anh Bùi Văn Trại ở ấp Trung Hiệp, xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách có thu nhập trên 70 triệu đồng/năm. Việc xử lý cây cho trái nghịch vụ của ông Trại được xem là giải pháp hiệu quả tránh tình trạng “đụng hàng, dội chợ” của mặt hàng trái cây trên thị trường như hiện nay.

Ông Trại có 5.000m2 diện tích đất vườn nằm trong khu đê bao thủy lợi của ấp Trung Hiệp, từ khi khu đê bào này hoàn thành, đã giúp cho ông có điều kiện trong bố trí lại cơ cấu cây trồng theo hướng bền vững. Ông mạnh dạn cải tạo mãnh vườn trồng nhãn tiêu da bò kém hiệu quả sang trồng giống sầu riêng D6, là giống sầu riêng được nhiều người ưa chuộng lúc bấy giờ. Để đảm bảo thành công, ông trồng thử nghiệm 50 gốc trên diện tích 2.500m2, sau thời gian chăm sóc, ông nhận thấy, sầu riêng D6 thích hợp với thổ nhưỡng ở đây, cây có sức chống sâu bệnh tốt, năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, ông quyết định trồng thêm 50 gốc sầu riêng D6 trên diện tích đất còn lại. Đến nay, 50 gốc sầu riêng ông trồng đầu tiên đang bước vào mùa thu hoạch thứ 3. Hiện giá sầu riêng D6 được thương lái thu mua tại vườn có giá 16.000đ/kg, ước tính năng suất khoảng 5 tấn, sau khi trừ chi phí gia đình ông còn lãi hơn 70 triệu đồng. “Xử lý cây sầu riêng cho trái nghịch vụ không khó, chi phí đầu tư không nhiều mà giá bán cao gấp đôi so với vụ thuận”-ông Trại chia sẻ.

Theo kinh nghiệm của ông, sầu riềng D6 trồng từ 4-5 năm, cây sẽ cho trái. Muốn đạt hiệu quả kinh tế cao, cần xử lý cây cho trái nghịch vụ, bởi vì giá bán vào vụ nghịch thường cao gấp 2-3 lần so với vụ thuận. Để cây cho trái vào tháng 3 âm lịch, từ tháng 07 âm lịch năm trước, tiến hành rút hết nước trong mương vườn, đào rãnh thoát nước và dùng màng nylon phủ kín quanh gốc, nhằm tạo khô hạn cho cây. Phun thuốc Paclobutazol kích thích cây ra hoa, khi hoa nhú ra khoảng 2-3 cm, cuốn màng nylon, tưới nước từ từ nhằm tránh gây sốc, cây bị rụng hoa.

Không chỉ có ông Trại, mà còn rất nhiều nông dân ở xã Hưng Khánh Trung B đã thành công với mô hình này. Xã Hưng Khánh Trung B hiện có 90 hộ trồng sầu riêng, với khoảng 75 ha. Chủ yếu trồng tập trung ở ấp Trung Hiệp. Bên cạnh tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, Hội Nông dân xã còn thành lập tổ liên kết sản xuất sầu riêng, tạo điều kiện cho nông dân trồng sầu riêng trao đổi kinh nghiệm, chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm. “Sau 3 năm hoạt động, số lượng nông dân tham gia vào tổ ngày càng tăng, đến nay tổ đã có 30 tổ viên. Hiện, tổ đang triển khai chương trình sản xuất sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP, chương trình này đã nhận được đồng tình và hưởng ứng tích cực của tổ viên”-Ông Nguyễn Văn Bé, tổ trưởng tổ liên kết sản xuất sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP xã Hưng Khánh Trung B cho biết.

Sản xuất theo nhu cầu của thị trường, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn, tiến tới tạo sự ổn định về chất lượng, an toàn thực phẩm theo hướng GAP là hướng đi thích hợp của nông dân Bùi Văn Trại nói riêng và nông dân Chợ Lách nói chung trong tình hình hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Kế hoạch dự phòng cho hiện tượng cắn đuôi ở đàn lợn Kế hoạch dự phòng cho hiện tượng cắn đuôi ở đàn lợn

Nông trại thế giới vừa cung cấp một kế hoạch dự phòng đối với hiện tượng cắn đuôi cho tất cả các nhà sản xuất lợn nhằm giảm tình trạng này tại trang trại

02/06/2018
Nghiên cứu tiết lộ tiêm gia súc hiện tại làm tăng nguy cơ tổn thương Nghiên cứu tiết lộ tiêm gia súc hiện tại làm tăng nguy cơ tổn thương

Nghiên cứu của các chuyên gia tại Đại học Nottingham cho thấy rằng kỹ thuật tiêm hiện tại ở bò sữa cần phải thay đổi để tránh nguy cơ chấn thương thần kinh.

02/06/2018
Trồng dừa xiêm - mô hình lý tưởng cho nông dân Trồng dừa xiêm - mô hình lý tưởng cho nông dân

Ngày nay dừa xiêm lại trở thành cây có giá trị kinh tế cao mà lại ít vốn đầu tư, mau cho trái và đặc biệt là ít tốn công chăm sóc, bón phân, phun thuốc

02/06/2018