Trang chủ / Cá nước mặn / Cá chẽm

Phòng Trị Một Số Bệnh Thường Gặp Trên Cá Chẽm Nuôi Thâm Canh

Phòng Trị Một Số Bệnh Thường Gặp Trên Cá Chẽm Nuôi Thâm Canh
Ngày đăng: 27/11/2013

Cá chẽm là loài cá biển rất được ưa thích ở các nước Châu Âu. Nuôi cá chẽm thâm canh đã phát triển ở một số nước (Australia, Thái Lan, …) từ rất lâu, nhưng ở Việt Nam chỉ phát triển khoảng 5 năm trở lại đây. Và hiện nay Việt Nam đã hội đủ những điều kiện để phát triển nuôi cá chẽm thâm canh:

- Quy trình sản xuất giống nhân tạo đã hoàn thiện, có thể cung cấp giống cho thị trường với số lượng lớn và chất lượng con giống tốt.

- Trong quá trình sản xuất giống các chủ trại giống đã thuần hoá cá chẽm giống ăn được thức ăn nổi.

- Nhiều công ty sản xuất thức ăn đã nghiên cứu và sản xuất thức ăn viên nổi cho cá chẽm (Uni President, Tomboy, …).

- Hệ thống ao nuôi cá chẽm tương tự như hệ thống ao nuôi tôm nên có thể  tận dũng những ao nuôi tôm lâu năm nuôi không đạt hiệu quả hoặc xen canh một vụ tôm một vụ cá để giảm rủi ro trong nuôi tôm lẫn nuôi cá.

- Thị trường tiêu thụ ngày càng rộng lớn: philet xuất khẩu sang châu Âu, xuất cá nguyên con trực tiếp sang Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, …

Vì nuôi thâm canh với mật độ cao, năng suất có thể đạt 40 tấn/ha, nên có thường xuyên bệnh. Và sau đây là một số bệnh thường gặp:

1. Bệnh do ký sinh trùng

1.1. Sán lá mang

Sán lá mang ký sinh trên mang cá

Sán lá mang luôn hiện diện trong ao nuôi, nếu xem trên kính hiển vi thấy trên một cung mang có 1 đến 2 sán lá mang là bình thường, khi xuất hiện 9-10 và trên nữa thì phải cần xử lý.

Phương pháp trị bệnh: BKC, Praziquantel

1.2. Rận cá

Rận cá dưới kính hiễn vi.

Ký sinh trên mang cá, làm cá hô hấp khó khăn và chết rải rác, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.

Phương pháp trị bệnh: CuSO4 hoặc BKC, FIBA (tinh dầu trăm bầu), Praziquantel

1.3. Trùng mỏ neo

Trùng mỏ neo ký sinh trên mang cá.

Trung mỏ neo chụp dưới kính hiễn vi

Ký sinh trên mang cá (nhìn được bằng mắt thường), cá hô hấp khó khăn nên tập trung nhiều ở cống cấp và quạt nước. Gây chết cá 20-30 con một ngày.

Phương pháp điều trị: FIBA (tinh dầu trăm bầu), Praziquantel

1.4. Trùng bánh xe và trùng quả dưa

Trùng quả dưa chụp dưới kính hiễn vi.

Ký sinh trên thân cá, cạo một lớp nhớt trên cá xem dưới kính hiển vi là thấy. Bệnh này ít gây nguy hiểm tới cá nhưng làm cá ngứa nên tập trung nhiều ở quạt và tạo đều kiện cho vi vuẩn tấn công.

Phương pháp trị bệnh: BKC, CuSO4,…

1.5. Đĩa cá

Đỉa cá ký sinh trong miệng cá chẽm.

Gây chết cá nhiều và thường có bệnh do vi khuẩn đi kèm do đĩa cá gây ra vết thương rất lớn. Đĩa cá kí sinh trên khắp cơ thể cá: mang, miệng, thân, vây,…

Phương pháp điều trị: Formaldehide, Praziquantel.

2. Bệnh do vi khuẩn

2.1. Bệnh do steptococcus sp.

Biểu hiện bên ngoài cá chẽm bệnh Streptococus sp

Đây là bệnh rất nguy hiểm với cá chẽm, gây chết từ 60 - 100% đàn cá. Cá bệnh thường bỏ ăn nên khó đưa kháng sinh vào cơ thể. Có thể phòng bệnh bằng cách cho cá ăn kháng sinh phòng bệnh định kỳ 1 tháng/lần, Oxytetra 5g/kg thức ăn.

Cá bệnh có biểu hiện bên ngoài: xuất huyết đối xứng 2 bên vây lưng, tuột vảy. Biểu hiện bên trong: lách, gan xưng, bóng hơi, ruột xuất huyết.

2.2. Bệnh suy giảm chức năng gan

Gan cá chẽm bị suy giảm chức năng.

Bệnh này thường chỉ gây thiệt hại từ 5 – 10%. Cá bệnh chết mỗi ngày khoảng 100 – 200 con. Cá bệnh không có dấu hiệu gì đặc biệt bên ngoài. Bên trong nội tạng: gan trắng và xuất hiện một vài đốm trắng, thành ruột xuất huyết.

Phương pháp trị bệnh: sát khuẩn, Flophenicol,…

2.3. Bệnh xuất huyết

Biểu hiện cá chẽm bênh xuất huyết.

Bệnh này thường không nguy hiểm nhiều đến cá nuôi nhưng làm cho cá giảm ăn hoặc bỏ ăn, nếu kéo dài thì cá chậm lớn và tăng FCR.

Bệnh thường xuất hiện khi môi trường nước ao dơ, tạo điều kiện cho cá loài vi khuẩn gây bệnh như: Aeromonas sp, Pseudomonas sp. Cá bệnh thường chết rải rác từ 3-7 con mỗi ngày. Cá chết có dấu hiệu xuất huyết ở gốc vây, xương nấp mang,…


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Nuôi Cá Vược Trắng Kỹ Thuật Nuôi Cá Vược Trắng

Thân cá hình thoi, dẹt ngang, đầu nhọn, miệng nhỏ, cuống đuôi dài. Màu sắc phần có lưng trên đường bên hơi đậm có màu xám đen; phần dưới đường bên đến gần bụng màu trắng bạc hay màu vàng, phần bụng màu trắng, đường bên dài tới tận giữa cuống đuôi.

18/10/2013
Kỹ Thuật Nuôi Cá Chẽm Ở Thái Lan Kỹ Thuật Nuôi Cá Chẽm Ở Thái Lan

Thái Lan có nghề sản xuất giống và nuôi cá chẽm phát triển - mô hình nuôi cá chẽm ở Thái Lan cho tỉ lệ sống cao và năng suất ổn định.

13/11/2013
Kỹ Thuật Nuôi Cá Chẽm Kỹ Thuật Nuôi Cá Chẽm

Cá chẽm Lates calcarifer là loài cá giá trị kinh tế cao được phát triển ở nhiều nước như Thái lan, Indonesia, philippines, Hồng kông và Singapore. Nước ta với 3.200 km bờ biển là một tiềm năng to lớn cho nghề nuôi cá biển phát triển. Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá biển ở nước ta mới bắt đầu như: cá mú, cá chim, cá giò,... cá chẽm là đối tượng nuôi biển khá thành công hiện nay.

13/11/2013
Phòng Trị Một Số Bệnh Thường Gặp Trên Cá Chẽm Nuôi Thâm Canh Phòng Trị Một Số Bệnh Thường Gặp Trên Cá Chẽm Nuôi Thâm Canh

Cá chẽm là loài cá biển rất được ưa thích ở các nước Châu Âu. Nuôi cá chẽm thâm canh đã phát triển ở một số nước (Australia, Thái Lan, …) từ rất lâu, nhưng ở Việt Nam chỉ phát triển khoảng 5 năm trở lại đây.

27/11/2013
Kỹ Thuật Ương Cá Chẽm Kỹ Thuật Ương Cá Chẽm

Trong thực tế khi ương cá chẽm từ cá hương lên cá giống trong diện tích hẹp, mật độ dày, chế độ chăm sóc không chu đáo, giữa chúng có sự cạnh tranh thức ăn, cạnh tranh không gian sống, cá lớn không đều và chúng tấn công lẫn nhau để ăn thịt làm cho tỷ lệ sống sau khi ương nuôi rất thấp.

27/11/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.